Thủ tướng Úc cân nhắc đề nghị ‘cấm cửa’ ông Putin tại Thượng đỉnh G20
Thủ tướng Úc Tony Abbott ngày 29.8 nói ông sẽ cân nhắc các lựa chọn và bàn thảo với các lãnh đạo G20 về việc “cấm cửa” Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới, giữa lúc Moscow bị phương Tây tố cáo can dự vào khủng hoảng Ukraine, tờ The Daily Telegraph (Úc) ngày 30.8 đưa tin.
Thủ tướng Úc Tony Abbott – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Abbott ngày 29.8 nói ông “đang cân nhắc tất cả các lựa chọn” sau khi ông Bill Shorten, một lãnh đạo đảng Lao động Úc, cho rằng ông Abbott nên đề nghị cấm ông Putin tham gia dự Thượng đỉnh G20.
Đề nghị này được coi là cách phản ứng lại vụ máy bay số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ ở miền đông Ukraine (phía Úc cho rằng chính phe ly khai được Nga ủng hộ là thủ phạm chính bắn hạ MH17, làm 38 công dân Úc thiệt mạng – PV) và Nga bị cáo buộc can thiệp vào khủng hoảng Ukraine, theo The Daily Telegraph.
Ông Shorten còn cho rằng người dân Úc sẽ không hoan nghênh ông Putin đến Úc.
Video đang HOT
Thủ tướng Abbott nói ông sẽ cân nhắc thảo luận với các lãnh đạo G20 về đề xuất cấm ông Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, sẽ được tổ chức tại thành phố Brisbane (Úc) vào tháng 11 tới.
“Ông Putin sẽ đến tham dự một hội nghị quốc tế, nên Úc không có quyền đưa ra quyết định đơn phương”, theo ông Abott.
G20 là nhóm 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU).
Moscow luôn bác bỏ các cáo buộc từ phương Tây và NATO cho rằng Nga đưa quân vào Ukraine và viện trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Theo Thanh Niên
Mỹ chẳng có gì cho Trung Quốc đáng để Bắc Kinh "bán đứng" Nga
Trung Quốc sẽ mất cơ hội tái cơ cấu trật tự thế giới nếu ngả theo áp lực của Hoa Kỳ thi hành các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Ảnh minh họa.
Trung Quốc sẽ mất cơ hội tái cơ cấu trật tự thế giới nếu ngả theo áp lực của Hoa Kỳ thi hành các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Đó là tuyên bố của ông Mikhail Remizov Chủ tịch Viện Chiến lược quốc gia, khi bình luận về những cố gắng của Washington - mời Bắc Kinh kết thân để chống lại Moscow, vì chính sách của Nga với Ukraine, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
Thông báo này có vẻ hoang tưởng và hoàn toàn mất ý nghĩa thực tế, Phó Chủ tịch Trung tâm Công nghệ Chính trị Sergey Mikheev nhận xét.
Mới đây, điều phối viên Daniel Fried của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố sẽ thuyết phục Trung Quốc liên kết trừng phạt chống Nga. Bắc Kinh lịch sự nhưng cứng rắn từ chối ủng hộ chính sách của Washington chống Moscow. Trả lời Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích với Hoa Kỳ rằng việc áp dụng mọi loại lệnh cấm đều không giúp giải quyết tình hình ở Ukraine.
Chuyên viên phân tích chính trị Mikhail Remizov nêu ý kiến: "Trung Quốc có cơ sở đủ vững vàng bền chắc để không chịu ngả theo áp lực như vậy. Trong những năm gần đây ghi nhận xu thế biến Trung Quốc thành một trung tâm sức mạnh đối trọng trên trường quốc tế. Chế độ ở nhiều quốc gia châu Á, Mỹ Latinh, châu Phi, những nước đang nảy sinh vấn đề với người Mỹ, thường định hướng và tái định hướng sang Trung Quốc. Điều đó có lợi cho Bắc Kinh. Thế mà giả sử bây giờ Trung Quốc lại chịu nhún dưới sức ép thô thiển của Hoa Kỳ thì đương nhiên, trung tâm sức mạnh thay thế mà Trung Quốc đang khuyếch trương sẽ quá mất mặt".
Hoa Kỳ chẳng hề có "giải thưởng" nào dành cho Trung Quốc để đổi lấy tham gia trừng phạt chống Nga, nhà phân tích chính trị Sergei Mikheyev nhận xét.
"Người Mỹ chẳng có gì mời chào Trung Quốc đáng để Bắc Kinh phá hỏng mối quan hệ với Moscow. Nếu đồng ý với đề xuất của Hoa Kỳ, thì trên thực tế có nghĩa là Trung Quốc thừa nhận vai trò hàng đầu của Hoa Kỳ như một cường quốc thế giới và trở thành một trong những chư hầu của nước Mỹ. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Trung Quốc đang bán lượng lớn sản phẩm sang thị trường Nga, do đó, nhận lời Mỹ và đánh mất thị trường hoặc phát sinh những vấn đề rắc rối nào đó, - như vậy hoàn toàn không phải là tốt đẹp có lợi cho Trung Quốc. Dự phần vào cuộc cạnh tranh địa chính trị với Nga, hiện là hàng xóm gần gũi và một trong những đối tác chính trị mật thiết, nhằm để chiều ý Hoa Kỳ, thì chắc chắn Trung Quốc sẽ không làm".
Chuyên viên nghiên cứu chính trị học gọi câu chuyện Hoa Kỳ sẽ cấp cho Trung Quốc những công nghệ nào đấy để đổi lấy biện pháp trừng phạt chống lại Nga, là chuyện ba hoa nhảm nhí. Ai chẳng biết Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tự tay mình tiếp sức cho đối thủ cạnh tranh toàn cầu, và hiển nhiên Bắc Kinh cũng hiểu rõ như vậy. Trong tình huống này, khoản phúc đáp tối đa mà Hoa Kỳ có thể nhận được từ người Trung Quốc - đó là cái vỗ vai hữu hảo, nụ cười ngoại giao và lời kêu thiết lập nền dân chủ, chuyên viên Sergei Mikheyev dự đoán.
Theo NTD/Bizlive
Cuộc chiến kinh tế: Nga đe dọa "phủ đầu" Phương Tây Liên bang Nga đang xem xét các biện pháp trong trường hợp tiếp tục chính sách trừng phạt. Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga. Moscow đang xem xét các biện pháp bổ sung trong trường hợp phương Tây vẫn tiếp tục chính sách trừng phạt mang tính phá hoại, thư ký báo chí của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố...