Thủ tướng: Tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác với diễn biến mới của dịch
Thủ tướng yêu cầu hơn lúc nào hết, chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với những diễn biến mới của dịch bệnh.
Tình hình dịch bệnh trong nước có những tín hiệu rất tích cực
Sáng 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo được kết nối trực tuyến tới các địa phương.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng đánh giá trong tháng 3, tình hình dịch bệnh trong nước có những tín hiệu rất tích cực khi số ca nhiễm trong cộng đồng, số ca chuyển nặng, nhập viện và tử vong đều giảm.
Điều này tạo điều kiện để tình hình kinh tế – xã hội chuyển biến tích cực, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, nối lại các hoạt động đối ngoại trực tiếp, mở cửa lại hoạt động du lịch, đón phần lớn học sinh trở lại trường…
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng nêu rõ, với chiến lược vaccine được triển khai thành công, việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết 128, nếu dịch bệnh không có những diễn biến mới, không xuất hiện những biến chủng mới thì chúng ta có thể tạm yên tâm với những kết quả đã đạt được, những việc đã làm, có thể đủ sức đối phó những chủng virus cũ.
Tuy nhiên, nếu có biến chủng mới xuất hiện mà các loại vaccine hiện nay chưa có hiệu lực bảo vệ thì chúng ta sẽ gặp khó khăn, bị động, bất ngờ.
Thực tế, tình hình thế giới vừa qua có nhiều diễn biến mới, khó lường như các diễn biến tại Ukraine, tình hình giá nguyên vật liệu, lạm phát ở nhiều nước… tác động tới Việt Nam.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu hơn lúc nào hết, chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với những diễn biến mới của dịch bệnh, vừa củng cố, thúc đẩy những việc đã làm được, vừa phải tiếp tục bám sát tình hình, dự báo, chuẩn bị các kịch bản, biện pháp để nếu có tình huống xảy ra thì không quá bị động, bất ngờ.
Video đang HOT
Số ca tử vong do Covid-19 giảm mạnh
Theo báo cáo của Bộ Y tế tại phiên họp, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.
Trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, từ 150.000 ca mắc mới mỗi ngày xuống còn trên dưới 50.000 ca mỗi ngày (tương đương với tuần thứ 3 của tháng 2 vừa qua là thời điểm trước khi số mắc bắt đầu gia tăng cao nhất), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine (tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2).
Số ca nặng từ hơn 3.600 ca xuống còn hơn 1.500 ca đang điều trị tại bệnh viện; số tử vong từ hơn 50 ca mỗi ngày xuống còn hơn 30 ca mỗi ngày.
So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 36,9%, số tử vong giảm 26,1%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 26,7%, số ca nặng, nguy kịch giảm 31,7%. So với tháng trước, số ca tử vong giảm 28,6%. Tỷ lệ chết/mắc của 30 ngày qua giảm mạnh từ 0,13% tháng trước xuống còn 0,03% trong tháng này.
Hệ thống y tế đã trụ vững trong đợt cao điểm của dịch với khả năng đáp ứng tối đa 200.000 giường điều trị (thời điểm số ca nhập viện điều trị cao nhất khoảng 150.000 trường hợp ngày 15/3 và hiện còn khoảng 65.000 trường hợp đang điều trị).
Đến ngày 6/4/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 230 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Với số vaccine này, Việt Nam có thể tiêm chủng cho người từ 12 tuổi trở lên đủ mũi 1, mũi 2 và mở rộng đối tượng để tiêm cho trẻ em và tiêm liều bổ sung và mũi 3 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Cả nước đã triển khai tiêm được hơn 207 triệu liều. Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 190 triệu liều, tỷ lệ bao phủ mũi 1, 2 cho nhóm tuổi này lần lượt là 100%, 99,8%. Số liều tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi là hơn 17 triệu liều; tỷ lệ bao phủ mũi 1, 2 cho nhóm tuổi này lần lượt là 99,8% và 95,1%.
Đến hết quý I/2022 ước 60% người từ 18 tuổi trở lên đủ thời gian để tiêm mũi 3 (40,4 triệu người). Đến hết 31/3/2022, đã có 33,4 triệu người được tiêm mũi 3, tỷ lệ bao phủ mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên là 49% (đạt khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm).
Với các nguồn vaccine viện trợ và mua, việc tiêm chủng vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến hoàn thành trong quý II/2022.
Theo Bộ Y tế, đến nay, đã có hơn 53 quốc gia đã có kế hoạch/triển khai tiêm vacine cho trẻ dưới 12 tuổi. Việc tiêm chủng cho trẻ em ở các quốc gia được triển khai khác nhau, nhiều quốc gia trong đó có các nước thuộc liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ triển khai tiêm chủng cho toàn bộ đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Thủ tướng yêu cầu đánh giá khách quan các sự cố tiêm vaccine
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các cơ quan liên quan rà soát lại việc vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, đánh giá các sự cố xảy ra, bảo đảm khách quan, trung thực...
Sáng 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục thúc đẩy việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh.
Đã nhận 150 triệu liều vaccine
Bộ Y tế cho biết, đến nay tỷ lệ người từ 18 tuổi đã tiêm mũi một đạt 94%, tiêm mũi 2 đạt 69%, đây là tỷ lệ khá cao so với thế giới. Tổng số vaccine đã nhận và dự kiến tiếp nhận đến hết năm 2021 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ đã có cam kết là khoảng hơn 200 triệu liều.
Đến hết ngày 3/12, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 150 triệu liều vaccine, trong đó có gần 71,5 triệu liều mua từ nguồn ngân sách nhà nước và hơn 79 triệu liều từ nguồn viện trợ, tài trợ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc xuất hiện biến chủng mới Omicron đã làm dịch bệnh trên thế giới càng diễn biến phức tạp và khó lường, khó dự báo hơn. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy hiệu lực bảo vệ của các loại vaccine đã được cấp phép vẫn cao và các hãng đang tiếp nghiên cứu để bảo đảm và nâng cao hơn nữa hiệu lực bảo vệ của vaccine.
Trước biến chủng mới, nhiều nước triển khai quyết liệt trở lại các biện pháp phòng dịch; ngày càng nhiều nước triển khai và đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi thứ 3. Đã có hơn 20 nước tiêm cho trẻ em từ 3-11 tuổi, trong đó có nhiều nước phát triển. WHO khuyến cáo rằng việc tiêm cho trẻ em từ 3-11 tuổi có lợi ích cao hơn rủi ro, tuy nhiên, nên ưu tiên cho người già và người có bệnh nền, khi đã đủ vaccine thì tiêm cho trẻ em.
Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, cũng như tại các nước trên thế giới, việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn tại Việt Nam khó tránh khỏi các sự cố, rủi ro, tuy nhiên tỷ lệ gặp sự cố, rủi ro và tử vong liên quan tới tiêm vaccine tại Việt Nam là thấp hơn nhiều nước trên thế giới, kể cả tại những nước phát triển như Mỹ.
Nghiên cứu, xin ý kiến về việc tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi
Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, chúng ta đã triển khai quyết liệt chiến lược vaccine và đạt nhiều kết quả tốt. Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là những giải pháp hết sức cơ bản, quan trọng, cấp bách trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh Covid-19, tổ chức tiêm vaccine là công việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp, chưa có tiền lệ, phải làm trong thời gian ngắn, nên không tránh khỏi những sơ suất, khó khăn, lúng túng, điều quan trọng là phát hiện nhanh, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Thủ tướng yêu cầu, phấn đấu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện kế hoạch bảo đảm vaccine phòng, chống dịch Covid-19 hết sức chi tiết, cụ thể về số lượng, chủng loại, độ tuổi tiêm, thời gian tiêm, phương án tiêm, việc tiêm trộn giữa các loại vaccine..., tránh bị động, lúng túng và phù hợp với kế hoạch/chương trình tổng thể phòng chống dịch.
"Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine và đáp ứng nhu cầu thuốc điều trị, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, đề cao ý thức người dân trong phòng chống dịch" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu, phấn đấu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; rà soát lại các đối tượng chưa tiêm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để đạt mục tiêu này.
Đồng thời, có lộ trình triển khai tích cực, hoàn thành sớm nhất việc tiêm cho người từ 12-18 tuổi; đẩy mạnh việc tiêm mũi 3, trong đó ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên và các đối tượng tuyến đầu. Nếu cần thiết, các cơ quan chức năng tăng cường lực lượng chi viện, hỗ trợ các địa phương trong tiêm chủng như chúng ta đã làm trước đó.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về một số nội dung liên quan tới vaccine, trong đó có khả năng, chủ trương, phương án tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên trên cơ sở khoa học, an toàn, phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước.
Thủ tướng cũng giao các cơ quan rà soát lại việc vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, đánh giá các sự cố xảy ra, bảo đảm khách quan, trung thực, chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch để người dân yên tâm tiếp tục tiêm và không phân biệt đối xử các loại vaccine đã được cấp phép.
Việc phân bổ và tiêm vaccine phải bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; công khai, minh bạch, chống tiêu cực; tránh xảy ra sự cố đáng tiếc. "Chúng ta tiếp tục đặt tính mạng và sức khỏe người dân là quan trọng nhất, lên trên hết, trước hết để hành động" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Về sản xuất vaccine và thuốc trong nước nói chung, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều văn bản, kết luận về vấn đề này, Bộ Y tế và các cơ quan cần tích cực triển khai, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, kể cả hỗ trợ tài chính, cho việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất trong nước trên nguyên tắc bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
Doanh nghiệp hàng không 'cất cánh' Sau một thời gian dài "đóng băng", cánh cửa hàng không đang rộng mở đối với các doanh nghiệp khi dịch bệnh dần được kiểm soát với chiến lược tiêm chủng vaccine, cũng như việc chuyển đổi "thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh" thay vì "Zero COVID" ở giai đoạn trước. Tặng quà, chúc mừng những...