Thủ tướng Trung Quốc: ‘Kinh tế thế giới phức tạp, gây hoang mang’
Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố sự biến động của thị trường thế giới đang ảnh hưởng đến Trung Quốc nhưng nền kinh tế nước này đang đi đúng hướng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Reuters
“Điều kiện kinh tế toàn cầu hiện vẫn phức tạp và gây hoang mang, với những biến động thị trường lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc”,SCMP dẫn lời ông Lý nói hôm 26/8. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nền kinh tế nước này đang ở trong “phạm vi hợp lý” và chính phủ có công cụ để đạt mục tiêu phát triển kinh tế.
Ông Lý còn cho hay không cần hạ giá đồng Nhân dân tệ nữa.
Chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm 8,5% vào ngày truyền thông Nhà nước gọi là “thứ Hai đen tối”. Đây là sự sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2007 và kéo theo sụt giảm mạnh ở các thị trường tại Mỹ và châu Âu.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm 25/8 hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng và giảm tỷ lệ lãi suất để giúp ổn định thị trường chứng khoán, BBC đưa tin. Trung Quốc sau đó bơm 140 tỷ Nhân dân tệ (21,8 tỷ USD) vào nền kinh tế hôm 26/8. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng cửa trước khi quyết định được công bố, và chỉ số Shanghai Composite giảm 1,3%.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đầu tháng phá giá đồng Nhân dân tệ, thể hiện quan ngại đang gia tăng của chính phủ nước này về tăng trưởng chậm. Một mục tiêu Trung Quốc đang cố gắng đạt được trong năm nay là tỷ lệ tăng trưởng thường niên đạt 7%.
Video đang HOT
Shen Jianguang, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Mizuho Securities, cho rằng tuyên bố của ông Lý thể hiện chính phủ mong muốn tiền tệ ổn định trong bối cảnh tình trạng bán tháo đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. “Rõ ràng chính phủ hy vọng khôi phục lòng tin của nhà đầu tư vào tỷ giá quy đổi đồng Nhân dân tệ, và điều đó sẽ giúp chặn dòng vốn chảy ra”, ông Shen nói và cho rằng động thái nhằm giải quyết suy thoái kinh tế.
Li Huiyong, chuyên gia kinh tế trưởng của Shenwan Hongyuan Securities, cho rằng việc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng sẽ gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ, khiến nó sụt giá. Tỷ giá ngoại tệ có thể xuống còn 6,9 Nhân dân tệ tương đương một USD trong vòng hai năm tới, chuyên gia này nói. Hiện tỷ giá vào khoảng 6,4 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ANZ Raymond Yeung Yue-ting nhận định chính phủ Trung Quốc đang quan ngại về sự bất trắc của nền kinh tế toàn cầu, điều có thể ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ và hoạt động xuất khẩu của nước này. “Lãi suất của Mỹ tăng sẽ gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ, trong khi sự suy yếu của nền kinh tế châu Âu nhiều khả năng gây thiệt hại đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc”, ông nói.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mũi tên trúng hai đích của Trung Quốc tại Mỹ Latinh
Thời kỳ Mỹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mỹ Latinh dường như đã qua, "sân sau" của Washington đang trở thành "vườn nhà" của Trung Quốc.
Địa bàn chính quốc tế hoá đồng nhân dân tệ
Tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thăm chính thức 4 quốc gia Mỹ Latinh gồm Brazil, Colombia, Peru và Chile. Theo giới quan sát, chuyến công du này đã mang lại nhiều thành công khi ngoài mục tiêu đáp ứng nhu cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ chiến lược tăng trưởng bền vững, còn có nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff phấn khởi trao nhau những thỏa thuận làm ăn lớn
TTXVN cho hay, điểm đáng chú ý trong chuyến công du của ông Lý Khắc Cường là thỏa thuận thành lập chi nhánh Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc tại Chile có số vốn ban đầu tương đương 8,1 tỷ USD cho phép thanh toán các hoạt động giao dịch thương mại bằng đồng nhân dân tệ.
Đây cũng là ngân hàng đầu tiên sử dụng đồng tiền Trung Quốc trong hoạt động thanh toán ở Mỹ Latinh. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Chile và Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã ký thỏa thuận thiết lập quỹ đầu tư 3,5 tỷ USD phục vụ các hoạt động thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư song phương.
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, việc quốc tế hóa nhân dân tệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc. Một là các lợi ích trực tiếp về thương mại, khi nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế vừa giúp tăng cường ảnh hưởng thương mại của Trung Quốc với quốc tế, vừa mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp nước này.
Đáng lưu ý, việc quốc tế hóa nhân dân tệ sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào USD trong quan hệ kinh tế-thương mại với Mỹ. Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với dự trữ ngoại tệ khoảng 3.000 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng dự trữ ngoại tệ thế giới. Song với khả năng "xuất khẩu lạm phát" của Mỹ thì số tài sản này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vì vậy, việc quốc tế hóa để đồng nhân dân tệ trở nên độc lập hơn là một cách để Trung Quốc giảm thiểu mối nguy này. Bên cạnh đó, theo Standard Chartered, nếu IMF đưa đồng nhân dân tệ vào rổ tiền tệ dự trữ trong năm nay, có thể khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài bỏ ra 6.200 tỷ nhân dân tệ (gần 1.000 tỷ USD) mua trái phiếu Trung Quốc từ nay đến năm 2020.
Cuối cùng, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sẽ giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng, trước tiên là với những nước có quan hệ kinh tế với Trung Quốc, và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Biến "sân sau" của Mỹ thành "vườn nhà"
Những năm gần đây, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tỏ rõ sự quan tâm đối với Mỹ Latinh khi liên tục đến thăm khu vực này. Đặc biệt, trong chuyến công du 4 nước Mỹ Latinh vào tháng 5/2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp tục mang đến những hợp đồng bạc tỉ cho những quốc gia đang gặp nhiều khó khăn này.
Một trong những thành công lớn trong chuyến đi của ông Lý Khắc Cường là thỏa thuận hợp tác nghiên cứu tính khả thi của dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 3.500km nối hai bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đi qua lãnh thổ Peru và Brazil với số vốn đầu tư có thể lên tới 10 tỷ USD.
Chỉ riêng tại nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil, ông Lý Khắc Cường đã hài lòng vỗ tay khi chứng kiến hàng loạt thỏa thuận hợp tác đầu tư, thương mại và kinh tế với tổng trị giá lên tới 53 tỷ USD.
Những hợp đồng "nặng túi" trên hứa hẹn sẽ tăng mạnh hơn nữa vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ Latinh vốn đã không ngừng gia tăng trong thời gian qua. Cho tới nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ Latinh sau Mỹ.
Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) diễn ra đầu năm 2015 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong 10 năm tới Bắc Kinh sẽ đầu tư 250 tỷ USD vào khu vực này, đồng thời đặt mục tiêu nâng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều với khu vực này lên 500 tỷ USD.
Ở Mỹ Latinh, nhiều người dường như coi Trung Quốc là "phao cứu sinh" để có thể giải quyết mọi vấn đề quốc gia cũng như khu vực trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Nhiều nhà hoạch định chính sách cao cấp của Mỹ Latinh còn nhắc lại thường xuyên trong các tuyên bố của mình về vai trò của Trung Quốc như một liều "thuốc giải độc" để khu vực này có thể giải thoát hoàn toàn khỏi Mỹ.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo Danviet
Thủ tướng Trung Quốc ca ngợi đội cứu hộ tàu chìm Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ca ngợi "nỗ lực tận tâm và không ngừng nghỉ" của đội tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong tàu chìm, đề nghị nhà chức trách bảo đảm hiệu quả công việc cho họ. Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm người còn sống trong chiếc tàu chìm. Ảnh: AP Theo CRI, ông Lý hôm...