Thủ tướng trao 20 tỷ đấu giá bóng và áo U23 Việt Nam từ FLC cho 20 huyện nghèo trên cả nước
Số tiền đấu giá hiện vật 20 tỷ đồng từ Tập đoàn FLC sẽ được chuyển tới 20 huyện tại ba miền Bắc, Trung, Nam, mỗi huyện 1 tỷ đồng. 500 ngôi nhà sẽ được xây tặng những gia đình có công với cách mạng, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ trao kinh phí đấu giá cho đại diện lãnh đạo 20 huyện nghèo trên cả nước.
Sáng ngày 11.3, Lễ trao quà tặng của Thủ tướng Chính phủ cho 20 huyện nghèo thông qua đấu giá bóng và áo của đội tuyển U23 Việt Nam đã được tổ chức tại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn FLC, thành viên Đội tuyển U23 Việt Nam và các đơn vị báo chí, truyền hình cả nước.
Quả bóng và chiếc áo có đầy đủ chữ ký được đấu giá là món quà đặc biệt mà đội tuyển U23 Việt Nam dành tặng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngay sau khi trở về từ Trung Quốc.
Trước đó, Thủ tướng đã quyết định giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức đấu giá rộng rãi món quà này, từ 15h ngày 6.2 và kết thúc vào 24h ngày 11.2.2018.
Toàn bộ kinh phí thu được từ chương trình đấu giá được dành tặng các gia đình có công với cách mạng và các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Ban tổ chức cho biết tuy thời gian đấu giá ngắn, nhưng đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội, có em nhỏ ở Plei-ku muốn tham gia bằng tiền tiết kiệm ăn sáng, có cán bộ nghỉ hưu ở Đồng Nai muốn đổi bằng một lô đất, có bác nông dân ở Kon Tum muốn đổi bằng một hecta cao su…
Cùng hưởng ứng ý nghĩa nhân văn của chương trình, Tập đoàn FLC đã đưa ra mức trả giá 20 tỷ đồng cho hai hiện vật này. Theo kết quả đấu giá được công bố sáng 12./2, đây cũng là mức giá cao nhất sau 4 ngày diễn ra chương trình, và FLC đã chính thức đấu giá thành công.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết trao kinh phí đấu giá 20 tỷ đồng cho Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh sự phối hợp của 4 đơn vị: Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức chương trình có ý nghĩa.
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ sự trân trọng trước hình ảnh những em bé dành tiền ăn sáng, những người nông dân dành từng thửa đất để có thể tham gia đấu giá một cách công khai, minh bạch.
“Cuối cùng, Tập đoàn FLC với số tiền đấu giá tốt nhất là 20 tỷ đồng đã dành chiến thắng. Đây là một nghĩa cử cao đẹp khi cả nước chung tay vì người nghèo, để không ai bị bỏ lại phía sau. Một tinh thần như thế đã được quán triệt trong toàn xã hội, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, những cơ quan đơn vị có thu nhập”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu kinh phí thu được qua đấu giá sẽ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo công bằng, minh bạch, thể hiện rõ được tinh thần nhân văn, tốt đẹp của cuộc đấu giá này.
Qua đây, Thủ tướng chúc nền bóng đá Việt Nam sẽ có những bước tiến quyết liệt hơn, vững vàng hơn, chống tiêu cực tham nhũng trong bóng đá, để xứng đáng với niềm tin yêu của người dân cả nước.
Đại diện cho đơn vị đấu giá thành công món quà lưu niệm, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định giá trị tinh thần của món quà đã được nhân lên nhiều lần với nghĩa cử giàu tính nhân văn này của Thủ tướng.
“Đây là điều mà cá nhân tôi cũng như hàng nghìn cán bộ nhân viên FLC đều cảm phục và trân trọng. FLC là doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các hoạt động vì cộng đồng từ trước đến nay. Bởi vậy, hưởng ứng lời phát động của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi đã quyết định tham gia đấu giá, và may mắn là đơn vị đưa ra mức giá cao nhất”, ông Trịnh Văn Quyết nói.
Qua đây, ông cho biết FLC không chỉ mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái, mà còn mong muốn xã hội sẽ ngày càng lan toả nguồn năng lượng tích cực từ những hoạt động đầy ý nghĩa như chương trình đấu giá này.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, số tiền 20 tỷ đồng kể trên sẽ được chuyển tới 20 huyện tại ba miền Bắc, Trung, Nam, mỗi huyện 1 tỷ đồng. 500 ngôi nhà sẽ được xây tặng những gia đình có công với cách mạng, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Đại diện một trong những huyện nhận kinh phí từ hoạt động, ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát chia sẻ cuộc đấu giá đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với đời sống của người dân, đặc biệt là những người có công, người có hoàn cảnh khó khăn. Sự hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần này sẽ là sự khích lệ ý nghĩa để các gia đình phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Thay mặt các huyện nhận kinh phí, ông Cao Văn Cường cam kết sẽ sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, để nhân rộng ý nghĩa nhân văn của hoạt động.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng: "Bây giờ các huyện không muốn thoát nghèo"
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, các Bộ cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế, trong đó đôn đốc để sớm ký văn bản liên quan đến xác định huyện nghèo. "Cần lập hội đồng bỏ phiếu đàng hoàng, vì tình trạng bây giờ các huyện không muốn thoát nghèo" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chiều nay (28/2), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia - đã chủ trì Phiên họp của Ban chỉ đạo để đánh giá về các kết quả trên và đặt ra mục tiêu tiếp theo của năm 2018, tiến tới thực hiện thành công mục tiêu của cả giai đoạn 2016- 2020.
Năm 2017, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả toàn diện, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao. Cả nước có 34,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong khi chỉ tiêu là 31%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,51% trong khi chỉ tiêu Quốc hội giao năm 2017 giảm từ 1,3-1,5%.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Không để tồn tại tâm lý không muốn thoát nghèo như một số nơi hiện nay".
Phó Thủ tướng cho rằng, kết quả nổi bật là hoàn thiện khung khổ văn bản pháp lý cho cả giai đoạn 2016- 2020 với bộ tiêu chí mới về nông thôn mới, tiếp cận đa chiều về giảm nghèo bền vững và theo kế hoạch đầu tư công trung hạn; bộ máy chỉ đạo điều hành hoàn thiện, thông suốt từ trung ương tới địa phương; nhiều cách làm mới, mô hình hay gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế bền vững,...
Cả nước huy động được gần 400.000 tỷ đồng (vốn nhà nước, đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân, vốn tín dụng ngân hàng)- con số rất cao so với nhiều năm trước cho 2 chương trình này trong năm 2017, tạo ra nguồn lực lớn để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Trong năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ là thành viên Ban chỉ đạo, các địa phương quán triệt phương châm: "Chủ động, quyết tâm, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả" trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Với khung khổ pháp lý chung mà Chính phủ ban hành thì bài học chủ động rất quan trọng đối với thực tiễn sinh động và với nhân dân, các địa phương, đồng thời đặt lên trên hết là tính hiệu quả trong thực hiện, đầu tư".
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế, trong đó đôn đốc để sớm ký văn bản liên quan đến xác định huyện nghèo.
"Cái này đã trên bàn của Thủ tướng. Chúng tôi rất thận trọng. Còn 1 huyện cuối cùng là huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) bằng điểm với huyện khác, nếu đưa anh ấy vào thì phải đưa cả anh kia, mà trước đây các cơ quan xét duyệt chúng tôi không chấp nhận, yêu cầu anh Dung (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - PV) về lập hội đồng bỏ phiếu đàng hoàng, vì tình trạng bây giờ các huyện không muốn thoát nghèo" - Phó Thủ tướng nói rõ.
Phiên họp của Ban chỉ đạo để đánh giá về các kết quả trên và đặt ra mục tiêu tiếp theo của năm 2018.
Lãnh đạo Chính phủ nêu quan điểm "có vào, có ra", muốn bổ sung vào danh sách huyện nghèo thì phải có huyện thoát khỏi danh sách này. Phó Thủ tướng khẳng định, số đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo không phải cắt ngay các chính sách, chế độ mà tiếp tục cho hưởng ít nhất 3 năm, đến hết nhiệm kỳ.
Trong năm nay, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hội nghị chuyên đề để thúc đẩy phát triển hạ tầng, mô hình sản xuất các khu vực bãi ngang ven biển, nhân rộng các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thành xây dựng tiêu chí huyện nghèo mới để khuyến khích các địa phương vươn lên thoát nghèo, không để tồn tại tâm lý không muốn thoát nghèo như một số nơi hiện nay.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đấu giá áo và bóng U23 tặng Thủ tướng: Giá cuối cùng đạt 20 tỷ đồng Sau 24h ngày 11.2, thời hạn đấu giá chiếc áo và quả bóng có chữ ký của Đội tuyển U23 Việt Nam tặng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khép lại. Để trở thành chủ nhân mới của 2 hiện vật có ý nghĩa trên, Tập đoàn FLC đã chi trả tới 20 tỷ đồng. Trước đó, chiều 7.2, tại Hà Nội, Bộ...