Thủ tướng: ‘Tránh nóng vội muốn mở lại ngay các hoạt động sản xuất’
Thủ tướng lưu ý chống hai khuynh hướng: Mất cảnh giác khi chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu; hoặc chủ quan, nóng vội muốn mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay.
Quan điểm chỉ đạo trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) quán triệt khi kết luận cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo sáng 11/9, nhằm kiểm điểm công tác phòng, chống dịch tuần qua, đồng thời đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với tình hình trong thời gian tới.
Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch như quân đội, y tế, công an, các cơ quan truyền thông… và sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, sự chấp hành của người dân trong thực hiện giãn cách xã hội.
Một đồng phòng dịch hiệu quả, không mất hàng triệu đồng chống dịch
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng những chuyển biến đạt được trong công tác phòng, chống dịch tuần qua tiếp tục khẳng định việc kiện toàn tổ chức chỉ đạo, chỉ huy mang lại hiệu quả và các biện pháp phòng, chống dịch đề ra là đúng đắn, kịp thời.
Ông một lần nữa nhắc lại sự chuyển hướng trong chống dịch từ chỉ đạo tập trung sang vừa tập trung, vừa phân công, phân cấp, phân quyền; lấy xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ, là trung tâm phục vụ, chủ thể phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó là việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp y tế từ công tác xét nghiệm, điều trị giảm tử vong, tiêm vaccine, nhất là việc đảm bảo tiếp cận y tế của người dân từ sớm, từ xa, từ cơ sở; đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc…
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu mục tiêu nhanh chóng kiểm soát tình hình, khống chế dịch bệnh, tổ chức sản xuất an toàn, đặc biệt là phải giảm ca tử vong do dịch Covid-19. Ảnh: VGP.
Thủ tướng đề ra mục tiêu nhanh chóng kiểm soát tình hình, khống chế dịch bệnh, tổ chức sản xuất an toàn, đặc biệt là phải giảm ca tử vong do dịch Covid-19.
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; nâng cao vai trò nêu gương, dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải tránh 2 khuynh hướng. Một là lơ là, mất cảnh giác khi phòng, chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và khi đã giãn cách trong thời gian dài. Hai là chủ quan, nóng vội muốn mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn; đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội; vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác chăm lo an sinh.
Các địa phương cần đảm bảo an dân, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và các địa bàn khu công nghiệp, chế xuất, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Theo tinh thần được người Chính phủ chia sẻ, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch. Một đồng phòng dịch hiệu quả, thì không mất hàng triệu đồng cho chống dịch, nhất là sự mất mát về tinh thần và tính mạng của người dân.
Công bố nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong chống dịch
Nhấn mạnh việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, Thủ tướng yêu cầu chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch; kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có đảm bảo một ứng dụng thuận tiện cho người dân.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương khi ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, nhất là vấn đề đi lại của người dân, giao thông, lưu thông hàng hóa, cần cân nhắc kỹ lưỡng cách làm, thời điểm thực hiện, đánh giá tác động, chuẩn bị truyền thông… phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Trường hợp cần thiết báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp trên trực tiếp.
Quy định của Hà Nội vừa qua trong việc cấp và kiểm soát giấy đi đường từng gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Ảnh: Việt Linh.
Các cấp, ngành, địa phương cần huy động tối đa nguồn lực để nhanh chóng kiểm soát tốt dịch bệnh, đưa đất nước sớm trở về trạng thái bình thường mới, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, xã hội”.
Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh để khôi phục và phát triển kinh tế.
Theo đó, ông giao Bộ Y tế sớm hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch trong tình hình mới, tập trung vào vaccine, xét nghiệm và điều trị; nâng cao năng lực hệ thống đáp ứng, trở lại trạng thái bình thường mới vào năm 2022.
Đồng thời, Bộ Y tế chủ trì xây dựng, hướng dẫn, triển khai các biện pháp nới lỏng và khôi phục hoạt động theo nguyên tắc mở cửa có lộ trình, từng bước có kiểm soát và liên tục đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp, dựa trên nguyên tắc “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”.
Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch được nhận bằng khen của Thủ tướng, Bộ Công an
Để khích lệ tinh thần, động viên lực lượng Công an nhân dân tại tuyến đầu chống dịch, Thứ trưởng Bộ Công an xuống tận chốt trực tặng bằng khen của Thủ tướng, Bộ Công an cho các chiến sĩ.
Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an trao bằng khen cho cán bộ CSGT TP.HCM. Ảnh TRẦN TIẾN
Vinh dự khi được nhận bằng khen của Thủ tướng
Sáng 9.9, thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, cùng lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an (V01), Cục Công tác đảng và công tác chính trị (X03), Cục truyền thông Công an nhân dân (X04), Công an TP.HCM đến trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ Công an cho các chiến sĩ đang trực tại chốt kiểm soát Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Đại úy Hoàng Thành Luân, Phó Trạm trưởng Trạm CSGT Đa Phước, Công an TP.HCM trình bày quá trình làm việc trong suốt nhiều nhiều tháng tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên Quốc lộ 50. Ảnh TRẦN TIẾN
Trước đó, X03 nhận được 8 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 39 bằng khen của Bộ Công an tặng cho các tập thể, cá nhân tại 4 địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đây là những tấm gương Công an nhân dân đang tham gia trực chốt kiểm soát Covid-19 từ nhiều tháng và có những thành tích đang khen ngợi trong thời gian chống dịch.
Thiếu tướng Lê Quốc Hùng (ở giữa) khảo sát chỗ ăn, nơi ở tại chốt kiểm soát Covid-19 trên Quốc lộ 50 (H.Bình Chánh). Ảnh TRẦN TIẾN
Tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên Quốc lộ 50, cửa ngõ giáp với tỉnh Long An (H.Bình Chánh), thiếu tướng Lê Quốc Hùng đến thăm hỏi cũng như khảo sát tình hình kiểm soát phương tiện đi qua chốt. Tại đây, thiếu tướng Lê Quốc Hùng cũng trao bằng khen cho 3 cán bộ thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM vì có những thành tích đáng khen trong thời gian chống dịch.
Đại úy Hoàng Thành Luân, Phó trạm trưởng Trạm CSGT Đa Phước, cho biết anh rất vui vì được nhận bằng khen do Thủ tướng tặng. Trước đó, hồi giữa tháng 7.2021, đại úy Luân được biết đến khi dùng xe đặc chủng đưa một sản phụ mới sinh về đến tận nhà. Cảm kích hành động của đại úy công an, sản phụ bàn với chồng lấy tên đại úy Luân đặt cho con.
Hai cán bộ chiến sĩ tại tỉnh Long An được nhận bằng khen của Thủ tướng và Bộ Công an. Ảnh TRẦN TIẾN
Đại úy Hoàng Thành Luân cho biết anh cùng vợ đều đi trực chốt chống dịch Covid-19 và đã không gặp nhau hơn 2 tháng nay. Để yên tâm chống dịch, cả hai đã gửi con cho bà nội chăm sóc. "Mình chống dịch nên không thể về, ở đây đồng chí nào cũng vậy. Nhớ con thì chỉ gặp được qua điện thoại. Hôm nay nhận được bằng khen của Thủ tướng thì đó là niềm vinh dự của người lính. Tôi sẽ phấn đấu tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ", đại úy Luân chia sẻ.
Người dân gặp khó khăn, mắc kẹt trong phòng trọ thì công an phải đến
Được trao tặng bằng khen tại chốt QL13, đoạn tiếp giáp với TP.HCM (tỉnh Bình Dương), thượng úy Hoàng Văn Sinh, công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bình Dương, cho biết anh rất tự hào vì được tặng bằng khen. "Đây giống như phần thưởng cho bản thân. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu trong thời gian tới để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như nhiệm vụ tại chốt kiểm soát", thượng úy Sinh chia sẻ.
Thiếu tướng Hùng và Giám đốc Công an TP.HCM (bên phải) đến thăm lực lượng trực chốt tại khu vực TP.Thủ Đức. Ảnh TRẦN TIẾN
Được biết, trong thời gian vừa qua, thượng úy Sinh vừa thực hiện tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường và trực chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19. Thời gian này, thượng úy Sinh đã phối hợp cùng lực lượng ngành tại địa phương triệt phá được 13 vụ tàng trữ trái phép chất ma túy. Số lượng thu giữ khoảng 17 kg ma túy các loại.
Tại buổi trao bằng khen, thiếu tướng Lê Quốc Hùng cũng yêu cầu các chiến sĩ tại chốt kiểm soát cần gác lại những chuyện cá nhân để cần tập trung cao độ chống dịch, mục tiêu trước mắt là cơ bản kiểm soát dịch sau ngày 15.9.
Thượng úy Hoàng Văn Sinh, công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bình Dương nhận bằng khen của Thủ tướng. Ảnh TRẦN TIẾN
Đồng thời, Thứ trưởng cũng nhắc nhở các chiến sĩ tại địa phương cần sâu sát hơn để chăm lo, hỗ trợ khi người dân gặp khó khăn. "Bây giờ họ (người dân) gặp khó khăn, họ mắc kẹt trong phòng trọ thì công an phải đến, nếu công an không đến thì không ai đến được. Trường hợp nào bị đói hoặc không được đưa đi cấp cứu mà tử vong tại nơi ở đó là trách nhiệm của chính quyền", thiếu tướng Lê Quốc Hùng nói.
Doanh nghiệp vận tải tham gia giao thông theo giấy đi đường mới như thế nào? Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong vùng 1, thuộc các đơn vị vận tải, tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công công trình giao thông. Hướng dẫn của Sở GTVT Hà Nội Theo Sở GTVT Hà Nội, lĩnh vực vận tải...