Thủ tướng trả lời chất vấn về việc làm đường sắt tốc độ cao
Trả lời chất vấn của đại biểu về kế hoạch trình Quốc hội xem xét việc xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ được đưa ra Quốc hội quyết định vào năm 2019.
Cụ thể, vừa qua, đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định) gửi đến Thủ tướng một chất vấn có nội dung: Khi nào Bộ Giao thông vận tải đề xuất trình Chính phủ, Quốc hội xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam với tốc độ khoảng 200 km/h để giải quyết bài toán giao thông của Việt Nam?
Để cải thiện tốc độ chạy tàu, nhất thiết phải đầu tư đôi đường sắt mới khổ 1,435m thay vì đường sắt khổ 1,1m hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, để đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng cường sự kết nối giữa các thành phố lớn trên trục Bắc – Nam (nhất là việc kết nối hai trung tâm kinh tế lớn là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) bằng hệ thống giao thông vận tải tốc độ cao, an toàn; đồng thời, phát triển hài hòa các phương thức vận tải; trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015) và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015).
Theo đó, dự kiến lộ trình phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được chia thành các giai đoạn cụ thể.
Đến năm 2020, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc – Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như các đoạn Hà Nội – Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang.
Video đang HOT
Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc – Nam theo khả năng huy động vốn.
Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc – Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h.
Căn cứ lộ trình nêu trên, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải triển khai rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam để cập nhật, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. Dự kiến, Bộ Giao thông vận tải sẽ trình Chính phủ để xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019.
Về các ưu điểm của đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam mà Đại biểu Quốc hội cung cấp, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng: Đối thoại với nông dân để tìm lối phát triển nông thôn
Vấn đề quan trọng nhất và là chìa khóa để tái cơ cấu nông nghiệp chính là nằm ở người nông dân: Tư duy, hành động, nhận thức. Sắp tới đây, Chính phủ sẽ phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam để đối thoại với ND tìm ra lối đi mới trong phát triển nông dân, nông thôn, nông nghiệp của VN.
Sau giờ nghỉ giải lao, trả lời ĐB Hồ Thị Cẩm Đào về vấn đề tam nông, Thủ tướng cho biết chúng ta có những tiến bộ trong chương trình đẩy mạnh cải cách tam nông nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu mạnh mẽ nông nghiệp trong chăn nuôi, trồng trọt, đào tạo ở nông thôn; đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng văn hóa nông thôn, đảm bảo môi trường sống ở nông thôn (mỗi năm thải ra 13 triệu m3 chất thải rắn ở nông thôn).
Theo Thủ tướng, vấn đề quan trọng nhất và là chìa khóa để tái cơ cấu nông nghiệp chính là nằm ở người nông dân: Tư duy, hành động, nhận thức. Sắp tới đây, Chính phủ sẽ phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam để đối thoại với ND tìm ra lối đi mới trong phát triển nông dân, nông thôn, nông nghiệp của VN.
Về giải cứu hàng hóa nông sản, Thủ tướng cho rằng, khó tránh khỏi việc dư thừa hàng hóa nông sản, đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo và phối hợp với các cấp, ngành thực hiện tổ chức lại sản xuất, giảm trung gian, bám sát thị trường, gắn với sản xuất.
Hình ảnh Saigon Coop đặt hàng ở các tỉnh ĐBSCL là cách làm rất tốt. Ở đồng bằng Bắc Bộ cũng cần có mô hình như vậy.
Cũng trong phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều nay, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân (Cà Mau) hỏi sau khi nghe đại biểu chất vấn những ngày qua, Thủ tướng Chính phủ có hài lòng về kết quả điều hành đất nước năm 2017 không? Tại sao đất nước vẫn chưa phát triển như đúng tiềm năng? là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng sẽ có biện pháp gì để đưa các vụ đại án tham nhũng xét xử nghiêm minh trước pháp luật?
Trả lời ĐB, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kết quả đến nay, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhân dân, năm đầu tiên chúng ta hoàn thành 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... mà Ban Chấp hành Trung ương và QH giao cho Chính phủ điều hành. "Kết quả đó là rất phấn khởi, nhưng đây mới chỉ là kết quả bước đầu".
Thủ tướng Chính phủ nhận định kết quả tăng trưởng khá hơn, môi trường kinh doanh tốt hơn, trong điều kiện thiên tai lũ lụt nhưng chúng ta vươn lên được, là đáng hoan ngênh. "Còn ĐB hỏi có hài lòng không thì tôi nghĩ chưa hài lòng với điều hành đất nước, phải thẳng thắn như vậy"- Thủ tướng nói.
Về câu hỏi các vụ án tham nhũng, các vụ đại án có bị "chìm xuồng" không?" của ĐB Lê Thanh Vân, Thủ tướng cho biết: "Có đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ở đây, tôi cũng xin khẳng định: Đảng, Nhà nước ta không cho phép chìm xuồng các vụ án tham nhũng; tiêu cực, cờ gian, bạc lận hay các hiện tượng mà nhân dân lên án".
"Chúng tôi cũng nói rằng không có vùng cấm trong việc xử lý tham nhũng"- Thủ tướng nói tiếp và cho rằng hệ thống hành pháp phối hợp chặt chẽ với hệ thống tư pháp, phối hợp với các cấp ngành, để xử lý nghiêm các vụ việc đã được phát hiện theo đúng pháp luật, kịp thời, để nhân dân yên tâm hơn.
Nói về nhiệm vụ chống tham nhũng, Thủ tướng đồng ý nhận định ở thể chế nào, nhà nước nào cũng có tham nhũng. Đảng và Nhà nước coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng nên cả hệ thống chính trị mới cùng thống nhất chống tham nhũng, lập Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu.
Bên cạnh việc giáo dục cán bộ công chức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thì các cơ quan Trung ương phải làm gương về vấn đề này. Theo Thủ tướng, cần tính toán việc nâng lương cho cán bộ công chức. Đây là việc cần thiết trong tình hình tham nhũng vặt đang diễn ra.
Một giải pháp cụ thể như ứng dụng công nghệ để nộp thuế, giải quyết thủ tục hải quan điện tử để ngăn việc tiếp xúc của cán bộ công chức với người dân, doanh nghiệp, theo Thủ tướng, là một cách để chống tham nhũng vặt.
Theo Danviet
Thủ tướng: Tôi chưa hài lòng về kết quả điều hành kinh tế xã hội Trả lời câu hỏi của ĐB Lê Thanh Vân "Thủ tướng có hài lòng về kết quả điều hành kinh tế qua nghe các phiên chất vấn thành viên Chính phủ hay không", Thủ tướng thừa nhận đây là câu hỏi khó. Nhưng Thủ tướng cũng thẳng thắn thừa nhận, dù kinh tế xã hội thời gian qua có nhiều thành tựu nhưng...