Thủ tướng: Tìm giải pháp thu phí các dự án BOT đã hoàn thành
BOT Cai Lậy (Tiền Giang), Tân Đệ (Thái Bình), Mỹ Lộc (Nam Định), Chợ Mới (Thái Nguyên)… là những dự án đã hoàn thành mà chưa thể thu phí hoặc mới thu phí được một phần vì diễn biến phức tạp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có giải pháp thuyết phục để thực hiện việc thu phí, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến chủ trương làm BOT.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động rà soát các dự án BOT, có phương án xử lý phù hợp, công khai, minh bạch nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua.
Chỉ đạo về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) là phương thức đầu tư cần thiết, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó có BOT; nhờ đó, hệ thống hạ tầng giao thông đã có sự phát triển tích cực, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.
Trạm BOT Mỹ Lộc (Nam Định) trong cảnh “vườn không nhà trống”, không thể thực hiện việc thu phí thời gian qua
Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã tích cực rà soát, có phương án xử lý một số bất cập tại các trạm thu phí (về vị trí đặt trạm, mức giá và phương án miễn giảm giá dịch vụ đối với người dân và doanh nghiệp khu vực lân cận các trạm thu phí…); chủ động dừng hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 13 dự án BOT trên đường độc đạo hoặc cải tạo nâng cấp trên tuyến đường hiện hữu; phối hợp với Bộ Công an và UBND các địa phương khắc phục cơ bản được tình trạng phức tạp ở nhiều trạm thu phí BOT, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, bất cập cần tập trung xử lý như: Chưa có giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để các bất cập tại các trạm BOT, chưa có phương án giải quyết dứt điểm các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến vị trí đặt trạm; chưa có phương án quản lý chặt chẽ hoạt động thu phí, nhất là việc xác định lưu lượng xe trên đường còn mang tính cơ học, số liệu thống kê chủ yếu dựa vào báo cáo của nhà đầu tư BOT.
Một số dự án BOT xuống cấp nhưng chưa được nhà đầu tư duy tu, bảo dưỡng nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; còn một số dự án chưa được kiểm toán, chậm thanh quyết toán, làm căn cứ để tính giá phí và thời gian thu phí phù hợp, cũng như phục vụ cho công tác kiểm toán.
Cơ quan quản lý nhà nước còn chưa xử lý nghiêm những đối tượng gây rối, phá hoại tài sản tại các trạm thu phí, nhất là các trạm: Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), Tân Đệ (tỉnh Thái Bình), Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định)…
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải có phương án thuyết phục để triển khai hoạt động thu phí, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như lợi ích của người dân và nhà nước.
Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động rà soát các dự án BOT, có phương án xử lý phù hợp, công khai, minh bạch nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua, trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, nhà đầu tư.
Cụ thể, đối với các dự án đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa được thu phí hoặc chỉ thu phí một phần (Dự án Quốc lộ 1 tuyến tránh thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; Dự án Quốc lộ 10 đoạn La Uyên – Tân Đệ, tỉnh Thái Bình; Dự án Quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới; Dự án Quốc lộ 21B Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thống nhất, có giải pháp thuyết phục để thực hiện thu phí, bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội (lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư), giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến chủ trương huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo Bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc đối với các dự án nêu trên, hoàn thành trước ngày 20/11 năm 2018 với các nguyên tắc được lưu ý ở trên.
Video đang HOT
Đối với các dự án có sự sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu, Thủ tướng yêu cầu phải đánh giá kỹ, toàn diện các nguyên nhân, từ đó nêu rõ các giải pháp phù hợp, khả thi. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xem xét kỹ từng trường hợp, thống nhất giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các dự án tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự (bao gồm 6 dự án trên Quốc lộ 1: Tuyến tránh thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; tuyến tránh thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng; tuyến tránh thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; tuyến tránh thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; tuyến tránh thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), Thủ tướng giao Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo xử lý các vướng mắc đối với các dự án này, không để xảy ra mất an toàn giao thông và an ninh trật tự.
Tinh thần chỉ đạo là kiên quyết xử lý nghiêm đối với những đối tượng quấy phá tại các trạm thu phí; đồng thời chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu nhà đầu tư nghiêm túc khắc phục các bất cập của mình để lấy lại niềm tin cho nhân dân cũng như không làm ảnh hưởng đến chủ trương thu hút đầu tư theo hình thức BOT.
Theo Dantri
Người dân phải được sử dụng sản phẩm sạch
Khẳng định những kết quả quan trọng trong 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu, đặt doanh nghiệp ở vai trò trung tâm, coi trọng thị trường trong nước để người dân là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ thành quả tái cơ cấu.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (2013-2018), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng đây là sự kiện hết sức quan trọng nhằm đánh giá quá trình thực hiện, kết quả đạt được, nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, yếu kém để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp cho thời gian tới.
Đạt nhiều mục tiêu
Nhất trí với Báo cáo sơ kết do Bộ NNPTNT chủ trì xây dựng và các ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định qua 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đã đem lại nhiều kết quả quan trọng.
"Qua 5 năm triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu và các giải pháp của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X và các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII đã đề ra. Nhiều mục tiêu đặt ra trong Đề án về cả 3 trụ cột (kinh tế, xã hội, môi trường) đã đạt hoặc gần tiệm cận mục tiêu của năm 2020", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến.
Về mục tiêu kinh tế, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (có thời điểm tăng trưởng âm), nhưng tính chung cả giai đoạn, nông nghiệp vẫn đạt được tăng trưởng 2,55%/năm. Việt Nam đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, có thứ hạng trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 157 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2 % so với bình quân của 5 năm trước; riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt trên 36 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước; năm 2018 ước đạt 40 tỷ USD.
Về mục tiêu xã hội, cùng với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm, thu nhập người dân nông thôn tăng gấp 1,71 lần.
Về mục tiêu môi trường, đến hết năm 2017 tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45% (mục tiêu đến năm 2020 đạt 42%); tình trạng sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại trong sản xuất đã được từng bước được kiểm soát, giám sát, xử lý nghiêm.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, thách thức đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng khắc phục, giải quyết để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả, sức cạnh trang của các sản phẩn nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân.
Quá trình phát triển nông nghiệp vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc, những yếu kém nội tại chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế.
Chất lượng tái cơ cấu ở một số nơi còn thấp. Sản xuất chưa gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Ở nhiều địa phương, sản xuất nông nghiệp còn mang tính phong trào, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chưa gắn với thị trường dẫn đến dư thừa sản phẩm, khó tiêu thụ.
Quy mô của nhiều sản phẩm còn nhỏ, năng suất, chất lượng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên giá trị gia tăng thấp, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, về tầm nhìn phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, cần xác định mục tiêu chung là "xây dựng dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng".
Đánh giá đây là những mục tiêu cao nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân phải thực sự vào cuộc quyết liệt.
"Cơ cấu lại ngành nông nghiệp để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng; là một quá trình, đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực; cần sự chung tay, sự sâu sát của các ban, bộ, ngành và cả hệ thống chính trị, nhất là sự chủ động, tích cực của mỗi người nông dân, doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, các bộ, ngành cần tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn phát triển, đồng thời, khắc phục những điểm còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp.
Trên cơ sở tái cơ cấu, Bộ NN&PTNT chủ trì với các bộ, ngành liên quan, các địa phương tổ chức lập các quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng kế hoạch để xác định lộ trình, nguồn lực đầu tư hạ tầng và phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.
Doanh nghiệp là trung tâm, người dân là đối tượng thụ hưởng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp.
Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đạt nhiều thành tựu. Ảnh: I.T
"Phải coi doanh nghiệp là động lực chính cho phát triển nông nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới đảm đương được các nhiệm vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất (vốn, giống, nhân lực, công nghệ...); tổ chức sản xuất; đầu tư ứng dụng KHCN; tổ chức tiêu thụ sản phẩm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu phải gắn thu hút doanh nghiệp cho đầu tư phát triển nông nghiệp với hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung vào các mô hình kinh doanh mới, góp phần định hướng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Cùng với các doanh nghiệp, một lực lượng đóng vai trò quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp chính là khoa học công nghệ. "Tái cơ cấu nông nghiệp cần sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các nhà khoa học, đặc biệt là ứng dụng nhanh các thành tựu của KHCN tiên tiến cho phát triển sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩn nông nghiệp có năng suất, chất lượng, khối lượng đột phá và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật..); bảo vệ người nông dân, bảo vệ người tiêu dùng.
"Người nông dân phải được ăn, sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Không vì lợi nhuận trước mắt mà đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người dân", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Về nhiệm vụ tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải lấy thị trường khu vực và quốc tế là nhân tố quyết định cạnh tranh thành công của nông sản Việt Nam, đồng thời, phải coi trọng thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân.
"Thị trường trong nước với 90 triệu dân phải được đặc biệt coi trọng, người dân phải được sử dụng các sản phẩm ngon nhất, chất lượng nhất", Phó Thủ tướng khẳng định.
Muốn thực hiện được mục tiêu này, phải tổ chức lại thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường bán lẻ. Cùng với đó, phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân. Đối với thị trường thế giới, phải giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực đàm phán để đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến các thị trường mới; tích cực quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam.
Về phía Chính phủ, Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ, các bộ, ngành sẽ sẽ tập trung tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; xây dựng các cơ chế, chính sách thuận lợi để hỗ trợ phát triển nông nghiệp; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; cải cách hành chính... Cùng với đó, các địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sản xuất.
Theo Danviet
Vì sao nhiều dự án BOT bị "phản ứng"? Tại Hội thảo về Góc nhìn đa chiều với BOT, mới được tổ chức tại TPHCM, mặc dù hầu hết các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, đối tác công tư là con đường khả dĩ để Việt Nam có được một hạ tầng bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, một câu hỏi...