Thủ tướng: Tiếp dân phải ghi hình, để đảm bảo quyền con người
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ghi âm, ghi hình khi tiếp dân là cải cách quan trọng nhằm đảm bảo quyền con người.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chiều 8/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành tư pháp là nhạc trưởng, là cơ quan gác cửa trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, tính hợp lý và khả thi của hệ thống pháp luật và là người gác gôn của Chính phủ trước các vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, trong thành tích chung của đất nước có sự đóng góp của ngành Tư pháp. Điển hình như trong công tác tham mưu về công tác xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật, ngành Tư pháp đã làm tốt công tác gác cửa trong thẩm định văn bản và gác gôn trong các tranh chấp quốc tế.
Trong công tác thi hành án dân sự cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, thụ lý thi hành án đạt và vượt chỉ tiêu. Ngành cũng đã hoàn thành 600.000 việc với 35.000 tỷ đồng.
“Tôi rất mừng khi nghe Bộ trưởng nói đồng chí Tổng cục trưởng thi hành án mới này vững vàng, ngay ngắn. Tôi nói ý này là để nhắc các cục trưởng thi hành án địa phương có vững vàng, ngay ngắn không? Tôi theo dõi nhiều năm thì năm nào cũng có mấy ông ở tù vì đây là lĩnh vực dễ lạm dụng quyền lực, dễ áp dụng pháp luật sai”, Thủ tướng lưu ý.
Đề cập đến một số tồn tại, hạn chế của ngành tư pháp, Thủ tướng cho rằng công tác xây dựng thể chế, pháp luật còn nhiều bất cập, có văn bản mới ban hành phải sửa đổi bổ sung, còn tình trạng xin rút, xin lùi. “Đây là một khuyết điểm trong hệ thông cần rút kinh nghiệm không chỉ Bộ Tư pháp. Trước QH hay nói đây là tình trạng ‘bắt nước chờ gạo’, nước sôi sùng sục mà gạo chưa tới”, Thủ tướng nói.
Ông cũng nhắc đến hàng loạt sai phạm trong quản lý nhà nước như vụ MobiFone mua AVG, vụ Thủ Thiêm hay những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở Đà Nẵng, Khánh Hoà…
Video đang HOT
“Điều này nói lên cái gì? Cán bộ pháp chế, tư pháp suy nghĩ gì?”, Thủ tướng nhấn mạnh. Với vai trò là “người gác gôn” về pháp luật thì “các đồng chí đã làm hết trách nhiệm trong tham mưu cho lãnh đạo chưa hay góp ý rồi mà lãnh đạo không nghe”. Có vấn đề gì trong cơ chế tham mưu của cán bộ tư pháp với lãnh đạo?” – Thủ tướng nói và nhấn mạnh cán bộ tư pháp cần làm hết chức trách, nhiệm vụ trong việc can gián này thì sai phạm ít xảy ra.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ ra hiện tượng nhờn luật khá phổ biến ở một số lĩnh vực, nhất là Luật Giao thông đường bộ. Đây là vấn đề gây bức xúc xã hội. Vậy ngành tư pháp có giải pháp đột phá nào để đề xuất với Chính phủ hay tự mình đưa ra biện pháp tăng cường thực thi pháp luật.
Nhắc đến nhiệm vụ trong năm 2019, Thủ tướng cho rằng ngành Tư pháp cần thực hiện tốt nhất nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, xứng đáng là nhạc trưởng, gác cửa thẩm định tính hợp pháp, hợp lý, khả thi của các quy định.
Cùng với đó là cải cách tư pháp, xây dựng luật đồng bộ giữa kinh tế với cải cách tư pháp và các lĩnh vực khác. “Tiếp dân cũng phải ghi âm ghi hình, hỏi cung cũng phải ghi âm ghi hình, quy định như vậy để đảm bảo quyền con người. Đó là những cải cách rất quan trọng trong hệ thống”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý xem xét xử lý các văn bản trái luật và đưa ra khỏi hệ thống. “Có tình hình ai cũng thấy khó chịu luật pháp tràn lan ban hành nhiều. Tôi đi họp Quốc hội, có ĐB người dân tộc nói ‘luật nhiều hơn lông bò quê tôi” – Thủ tướng dẫn chứng.
Nhấn mạnh ngành tư pháp là lĩnh vực liên quan đến quyền lợi của người dân rất lớn, Thủ tướng đề nghị, các dự án luật nhạy cảm, liên quan đến người dân phải tuyên truyền, giải thích rõ, sai là phải rút ngay.
Theo Thủ tướng, muốn thực hiện những việc này, ngành tư pháp phải coi trọng công tác xây dựng đảng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ.
Hoài Vũ
Theo Baogiaothong
Thủ tướng gợi ý các Bộ, Ngành, Địa phương góp ý thẳng thắn và xây dựng để phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường
Ngay sau khi nghe báo cáo của Bộ TN&MT do Bộ trưởng Trần Hồng Hà trình bày tại Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của ngành TN&MT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu gợi ý các Bộ, Ngành, địa phương và các Đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT phát biểu, đóng góp vào kế hoạch công tác năm 2019 của ngành Tài nguyên và Môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hoàng Minh
Nhấn mạnh Tài nguyên đất đai, khoáng sản, một trong 3 vấn đề trụ cột phát triển của đất nước là vấn đề môi trường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh lãnh đạo các địa phương có mặt đầy đủ trong hội nghị hôm nay, nhất là lãnh đạo các Sở TN lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đã có mặt tham dự Hội nghị một cách rất đầy đủ.
Thủ tướng đánh giá, báo cáo của Bộ TN&MT do Bộ trưởng Trần Hồng Hà trình bày đã được chuẩn bị rất công phu, đầy đủ, đưa rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý lãnh đạo các Bộ, Ngành, Địa phương phát biểu một số nội dung có liên quan. "Các đồng chí lãnh đạo địa phương cần nói thẳng vào các vấn đề ngành...làm sao để phát huy được nguồn lực; kinh tế tài chính trong ngành Tài nguyên và Môi trường; Công tác xã hội hóa ngành tài nguyên môi trường; Những vướng mắc về thủ tục hành chính, vướng mắc giao quyền; Đánh giá tác động môi trường ở các dự án hình thức hay thực chất?..." - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý.
Thủ tướng gợi ý các đại biểu phát biểu sáng 8/1. Ảnh: Hoàng Minh
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, công tác cán bộ trong hệ thống ngành Tài nguyên và Môi trường là rất quan trọng. Thủ tướng cũng muốn nghe về công tác cán bộ của ngành TN&MT nhất là về phẩm chất, đạo đức, năng lực cán bộ như thế nào để đáp ứng nhiệm vụ được giao
Một vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ quan tâm đó là những bức xúc hiện hay của tài nguyên và môi trường; Vấn đề các dòng sông chết; Vấn đề hạ mực nước ngầm do khai thác bừa bãi; Công tác quản lý và sử dụng đất đai nông lâm trường; Công tác xã hội hóa nguồn lực phát triển ngành tài nguyên và môi trường; Việc chấm dứt khai thác cát bừa bãi... và những vấn đề về cơ chế, chính sách.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc thảo luận về thể chế chính sách pháp luật nào để giải phóng, để tạo điều kiện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phát triển. Công tác chống quan liêu, tham nhũng tiêu cực của cả hệ thống phục vụ cho đất nước, bảo vệ môi trường...
Đánh giá Bộ Tài nguyên và Môi trường thời gian qua rất phát triển nhưng Thủ tướng cho rằng giữa khoảng cách giữa đời sống với thể chế chính sách vẫn còn. Và yếu tố quan trọng để thực thi chính sách là cán bộ. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường mạnh dạn điều động, kỷ luật, bãi nhiệm, khen thưởng... "Chúng ta cần khen thưởng những cán bộ làm tốt, phê phán những cán bộ làm không tốt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Cái mà tôi muốn nói ở đây là cán bộ ở hệ thống ngành từ trung ương đến địa phương để tạo nguồn lực để phát triển..." - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh
Đánh giá cao hệ thống, là hệ thống khoa học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiều tiến bộ so với nhiều ngành khác, Thủ tướng đánh giá đây là điều kiện để ngành tài nguyên và môi trường phát triển.
Về nội dung thảo luận, Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự hội nghị cần đi sâu vào những vấn đề bức xúc hiện nay, nhất là trách nhiệm của cấp Tổng cục, các cục, các sở TN&MT, UBND các tỉnh, thành phố... "Ví dụ như: Khí tượng thủy văn có quan hệ trực tiếp với phòng chống thiên tai, ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến của thế giới để giảm thiểu thiệt hại; Hay vấn đề rác thải nhựa, cả Việt Nam hiện nay nhựa nhiều hơn cá... vậy trách nhiệm quản lý thuộc về ai?" - Thủ tướng gợi ý.
Và trong năm 2019, mục tiêu năm nay mà Chính phủ đề trong 12 chữ "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá", có "bứt phá". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: Vậy thì, "Bứt phá" trong ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2019 là gì?... Thủ tướng mong các đại biểu phát biểu làm rõ.
Sau gợi ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị đang nghe lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đồng Nai, An Giang, Quảng Ninh... phát biểu tham luận.
Việt Hùng - Tuyết Chinh (lược ghi)
Theo PL
TN&MT
Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của ngành Tuyên giáo nhằm góp phần quan trọng xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức được xác định tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 được tổ chức ngày 29-12 tại Hà Nội. Đồng chí Võ Văn...