Thủ tướng thúc hoàn thành cổ phần hoá gần 300 doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN theo đúng kế hoạch, xử lý nghiêm trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
Theo kế hoạch, năm nay cả nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Về thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cả nước đã thoái vốn được gần 5.000 tỷ đồng nhưng tổng thu về đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 45% tổng thu từ thoái vốn. Đáng chú ý là số doanh nghiệp thực hiện đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua 2 Sở Giao dịch chứng khoán trong năm 2014 cao gấp 1,4 lần so với cả 3 năm trước.
Đến nay đã có 23 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người lao động và các cổ đông khác; gắn việc cổ phần hóa DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đối với 82 doanh nghiệp đã thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, khẩn trương xác định giá trị doanh nghiệp trong Quý II/2015, phấn đấu trong Quý III/2015 tất cả được công bố giá trị doanh nghiệp và Quý IV/2015 hoàn thành cổ phần hóa.
Đối với 126 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu Quý II/2015 công bố được giá trị doanh nghiệp và Quý III/2015 hoàn thành cổ phần hóa. Đối với 52 doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp, phấn đấu trong Quý II/2015 hoàn thành cổ phần hóa.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu xử lý trách nhiệm lãnh đạo DN thực hiện không hiệu quả việc tái cơ cấu (ảnh: Chinhphu.vn).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính hướng dẫn việc giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong xác định giá trị doanh nghiệp như: hoàn nhập các khoản dự phòng vào vốn nhà nước, xác định giá trị các khoản đầu tư dài hạn, giá trị tiềm năng, tài sản đã hết khấu hao, định giá lại các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần, xác định giá cổ phiếu bán cho người lao động và tổ chức công đoàn đối với những doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần nhưng chưa có điều kiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ngay; hướng dẫn việc bán cổ phần theo lô.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chỉ đạo thoái vốn đầu tư ngoài ngành chặt chẽ, có hiệu quả. Trong tháng 4/2015, rà soát những doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng số cổ phần bán được lần đầu chưa đạt tỷ lệ theo phương án đã được phê duyệt thì đề ra lộ trình và bán tiếp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Xử lý lãnh đạo “đầu hàng” nhiệm vụ tái cơ cấu DN
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước thuộc phạm vi phụ trách. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Đồng thời chỉ đạo các DNNN vừa tái cơ cấu, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả và nâng cao hiệu quả gắn liền với tái cơ cấu.
Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các cơ quan liên quan để xử lý, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổng kết công tác sắp xếp, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015; xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp DNNN cho giai đoạn 2016 – 2020.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao; định kỳ 3 tháng báo cáo tình hình lên Thủ tướng.
P.Thảo
Theo dantri
Bộ trưởng Đinh La Thăng làm việc với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair
Tại buổi làm việc chiều nay (3/3), Bộ trưởng Đinh La Thăng và Ngài Tony Blair - cựu Thủ tướng Anh, đã có nhiều chia sẻ về công việc, hợp tác trong những năm qua và bày tỏ sự quan tâm đến các dự án giao thông vận tải cũng như tiến trình cổ phần hóa Vietnam Airlines.
Bộ trưởng Đinh La Thăng tặng hoa chào mừng Ngài Tony Blair đến Bộ GTVT thăm và làm việc (ảnh: Bộ GTVT)
Chào mừng Ngài Tony Blair cùng Đoàn đã đến thăm và làm việc với Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đánh giá cao vai trò tích cực và thiện chí của Ngài Tony Blair trong việc hỗ trợ hợp tác với Việt Nam, trong đó có việc thúc đẩy các hoạt động tư vấn, hỗ trợ của Văn phòng Công ty Tony Blair Asscociates (TBA) đối với các cơ quan của Việt Nam.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh đến các dự án giao thông nông thôn do Bộ Phát triển quốc tế Anh đồng tài trợ với Ngân hàng Thế giới (WB). Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, các dự án này đã và đang góp phần rất quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó khăn.
Người đứng đầu ngành GTVT khẳng định, hiện nay Bộ GTVT đang phối hợp với Văn phòng TBA về các nội dung liên quan Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; lựa chọn các dự án hợp tác công tư - PPP của Bộ GTVT để chuẩn bị cho việc thí điểm; giúp đỡ tìm kiếm các đối tác tiềm năng để nhượng quyền khai thác các dự án đường cao tốc, các sân bay cũng như các dự án hạ tầng giao thông vận tải; Văn phòng TBA tư vấn cách thức quản lý và tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Bộ trưởng Đinh La Thăng và Ngài Tony Blair cùng đại diện Đoàn tại buổi làm việc (ảnh: Bộ GTVT)
Tại buổi làm việc, 2 bên đã chia sẻ ý kiến về quy trình cổ phần hóa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cũng bày tỏ sự quan tâm tới các động thái của Chính phủ Việt Nam về các Dự án hợp tác công - tư (PPP) và cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
"Chúng tôi sẵn sàng có những chương trình hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này" - cựu Thủ tướng Anh cho hay.
Được biết, sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2007, cựu Thủ tướng Anh thành lập Công ty Tony Blair Associates chuyên thực hiện các tư vấn về cải cách cho chính phủ các nước. Năm 2012, Ngài Tony Blair đến Việt Nam lần đầu tiên năm 2012 và liên tục thực hiện các cuộc công du tiếp theo.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đã sắp xếp 58 doanh nghiệp Nhà nước Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 20-6, đã có 58 doanh nghiệp được sắp xếp, trong đó cổ phần hóa 38 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp. 3 doanh nghiệp được đề nghị phá sản Về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đã có 297...