Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ sang thăm chính thức Libya
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 16/9 đã tới thủ đô Tripoli của Libya, điểm dừng chân cuối cùng của ông Erdogan trong chuyến công du 3 nước Arập.
Ông Recep Tayyip Erdogan (trái) bắt tay ông Mustafa Abdel Jalil, Chủ tịch NTC (Nguồn: Reuters)
Theo một quan chức Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) cầm quyền tại Libya, trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Erdogan sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo của NTC.
Video đang HOT
Dự kiến, ông Erdogan sẽ thảo luận về phương thức nối lại đầu tư cho Libya, nơi các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện 214 dự án xây dựng với tổng trị giá hơn 15 tỷ USD trước khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ.
Tại Libya, ông Erdogan cũng sẽ tham dự một buổi lễ quan trọng của người Hồi giáo tại thánh đường được xây dựng từ thời đế chế Ottoman.
Thủ tướng Erdogan tới Tripoli một ngày sau chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Anh, Pháp nhằm thể hiện sự ủng hộ của quốc tế đối với chính quyền mới ở quốc gia Bắc Phi này.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Mohammed Kamel Amr cũng đã đến Libya trong chuyến đi được Cairo tuyên bố là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức Arập sau “thắng lợi” của cuộc cách mạng Libya./.
Theo TTXVN
Phương Tây giành phần dầu mỏ ở Libya
Mặc dù cuộc chiến ở Libya chưa thực sự kết thúc nhưng các nước phương Tây đang tìm cách giành phần dầu mỏ ở đất nước Bắc Phi này.
Một nhà máy sản xuất dầu lửa của Libya
Có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là một trong những nước sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới, Libya đang trở thành một "chiến trường" lớn của các nước tham chiến và hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở quốc gia này. Người ta chú ý một tình tiết liên quan khi phe nổi dậy tiến vào thủ đô Tripoli thì chứng khoán dầu khí của châu Âu và Mỹ tăng vọt. Thị trường dầu mỏ hạ nhiệt trước viễn cảnh các van dầu của Libya được mở trở lại để cung cấp thêm 1,6 triệu thùng mỗi ngày cho thế giới. Libya đứng thứ 17 trong số các nước sản xuất dầu mỏ và là nguồn cung cấp lớn thứ ba của châu Phi.
Cho đến tháng 2-2011, nghĩa là trước khi cuộc chiến tranh ở Libya nổ ra, ngành công nghiệp dầu mỏ Libya được khoảng một chục tập đoàn đa quốc gia khai thác với sự hợp tác và chỉ huy của đại tá Gaddafi qua trung gian của công ty mẹ là Tập đoàn dầu lửa quốc gia.
Trong khi Libya chưa im tiếng súng, các tập đoàn dầu khí quốc tế - từ ENI của Italia đến BP của Anh, Total của Pháp, ExxonMobil của Mỹ, Qatar Oil của Qatar đã gửi các chuyên gia tới hiện trường như để nhắc nhở Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) về "công lao" của NATO trong vai trò lật đổ chế độ Gaddafi cũng như vai trò của các "đại gia" dầu lửa trong giai đoạn "hậu Gaddafi". Những phi vụ làm ăn hàng tỉ USD sẽ được chia chác. Ngay cả Gaddafi cũng muốn giành lại những mục tiêu quan trọng đã bị chiếm, trong đó có các cơ sở sản xuất dầu mỏ. Hôm 11-9 vừa qua, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã tấn công nhà máy sản xuất dầu và khí đốt Ras Lanuf làm 15 lính gác thiệt mạng và hai người bị thương.
Một cuộc chạy đua quyết liệt đã được khởi động giữa các tập đoàn quốc tế của Anh, Pháp, Mỹ và nhiều nước khác. Cuộc đua càng kịch tính hơn sau khi NTC tuyên bố ưu tiên các quốc gia đã tham gia "tích cực" trong cuộc chiến. Nga và Trung Quốc cũng không muốn mất lợi ích ở Libya. Nga có hai tập đoàn dầu lửa khai thác ở Libya. Riêng Trung Quốc hút tới 11% dầu của Libya và là nước đã bị phương Tây cho là cung cấp vũ khí cho chế độ Gaddafi cho đến những ngày cuối cùng còn kiểm soát Tripoli, nhưng lại vội vã công nhận NTC trong những ngày các nhà lãnh đạo NTC mới chuyển về Tripoli.
Trong số các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Libya, Mỹ vẫn đóng vai trò hàng đầu tuy có tạm ngưng các cuộc không kích một thời gian như là chiến thuật xoa dịu dư luận trong nước. Tiếp đó là Pháp, đây chính là nước hăng hái nhất trong việc hậu thuẫn lực lượng nổi dậy lật đổ ông Gaddafi. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp công khai nói rằng, Pháp can thiệp Libya là để "đầu tư cho tương lai". NTC mới đây nhận được cam kết tăng cường tài chính từ các "nhà giàu" với khoản hỗ trợ lên tới 15 tỉ USD.
Chiến trường và dầu mỏ Libya vẫn nóng!
Theo CATP
"Libya có thể bị thế lực Hồi giáo cực đoan chi phối" Tông thư ky NATO Anders Fogh Rasmuusen cho rằng Libya co thê lot vao tay cac thê lưc Hôi giao cưc đoan nêu trong thơi gian tơi, nươc nay không thanh lâp được chinh phu ôn đinh. Tông thư ky NATO Anders Fogh Rasmuusen (Ảnh: jwc.nato.int) Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ông Rasmuusen đa đưa ra cảnh báo trên trong cuôc điện...