Thủ tướng thị sát, đốc thúc dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận
Sáng nay (27/9), tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát, kiểm tra việc thi công, triển khai dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với 20 triệu dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát điểm đầu của dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là một trong những trục đường trọng tâm của quốc gia nối TPHCM với 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc này sẽ tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội khu vực ĐBSCL.
Cùng đi với Thủ tướng có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo Bộ: GTVT, KH&ĐT, VPCP và các cơ quan liên quan.
Theo báo cáo tại hiện trường của Công ty cổ phần BOT Trung Lương-Mỹ Thuận, về tình hình thi công, nhà đầu tư đã huy động khoảng 2.500 tỷ đồng để tham gia vào dự án, ứng trước chi phí giải phóng mặt bằng cho tỉnh Tiền Giang để triển khai dự án. Đến nay đã hoàn thành khoảng 27% khối lượng dự án (tăng hơn 10% so với khối lượng thực hiện trong 10 năm).
Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành việc giải phóng và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận cho doanh nghiệp tổ chức thi công.
Video đang HOT
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, có 3.292 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án này. Tỉnh đã ứng ngân sách địa phương 278,35 tỷ đồng để chi trả đền bù cho các hộ dân. Tổng mức đầu tư tiểu dự án để giải phóng mặt bằng là 1.776 tỷ đồng.
Thủ tướng đã thị sát một số điểm của dự án, gồm điểm đầu của dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TPHCM-Trung Lương), điểm giữa của đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, Km 76 500, công trường thi công cầu Phú Nhuận.
Thủ tướng trao Quyết định đồng ý cấp vốn ngân sách Trung ương cho dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Nói chuyện với chủ đầu tư, đơn vị thi công dự án, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu thông tuyến vào cuối năm 2020 và khánh thành vào năm 2021. “Tất cả các điều kiện mà các đồng chí đề nghị, chúng tôi giải quyết hết 100%”, Thủ tướng nêu rõ, và nhấn mạnh nhà thầu nào bàn lùi thì cho nghỉ, không tham gia. Thi công kịp tiến độ và phải bảo đảm chất lượng, không phải vì tiến độ mà giảm chất lượng đối với công trình. Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm khởi công cầu Mỹ Thuận 2, tuyến Mỹ Thuận-Cần Thơ.
Ngay tại công trường, Thủ tướng đã trao cho các bộ, cơ quan liên quan các văn bản về việc đồng ý bố trí 2.186 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2018 cho dự án đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và đồng ý bố trí 932 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2020 cho dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1 km, đi qua thị xã Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè và Tân Phước; điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TPHCM-Trung Lương), điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 30 (huyện Cái Bè).
Giai đoạn I của dự án có quy mô bề rộng nền đường 17 m, 4 làn xe cơ giới, 39 cầu trên tuyến chính, 4 cầu trên nút giao liên thông, 5 cầu vượt trực thông, một cầu trên tuyến tránh đường tỉnh 868 và 2 cầu trên tuyến nối nút giao Cái Bè.
Đức Tuân
Theo Chinhphu
Đẩy nhanh tiến độ thu phí điện tử tự động
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có chỉ đạo triển khai thu phí điện tử tự động không dừng tại các dự án đường cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý.
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đã chỉ đạo VEC có kế hoạch sớm chuyển các trạm thu phí trên các tuyến đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý sang thu theo hình thức điện tử tự động không dừng theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng. Trong thời gian qua, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Vì vậy, để sớm chuyển sang thực hiện thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và minh bạch trong hoạt động thu phí, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng.
* Ngày 5-9, trả lời đề nghị xem xét bỏ trạm thu phí cầu Rạch Miễu trên quốc lộ 60 qua xã Thới Sơn (TP Mỹ Tho) của UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT cho biết, trạm thu phí này cần tiếp tục duy trì để đảm bảo phương án tài chính cho dự án BOT xây dựng cầu Rạch Miễu.
Theo Bộ GTVT, việc triển khai dự án và lập trạm thu phí qua xã Thới Sơn tuân thủ đúng quy định của pháp luật, có ý kiến đồng thuận của địa phương. Hiện luồng phương tiện đi từ phía bờ Tiền Giang qua cầu Rạch Miễu đến xã Thới Sơn chủ yếu là các phương tiện giao thông phục vụ du lịch, không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nếu không thu phí đối với các phương tiện này sẽ tạo ra sự không công bằng giữa các phương tiện cùng đi qua cầu.
Về mặt tài chính, nếu bỏ trạm thu sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu dự án theo hợp đồng. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị giữ nguyên trạm thu phí qua xã Thới Sơn như đã ký cam kết với nhà đầu tư. Về phản ánh luồng phương tiện đi từ phía bờ Tiền Giang qua cầu chính đến xã Thới Sơn dừng trả khách ở gần cầu Rạch Miễu và quay đầu không qua trạm, gây ùn tắc cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Bộ GTVT cho rằng đây là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo lực lượng công an xử lý nghiêm. Bộ GTVT sẽ giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo lực lượng thanh tra phối hợp.
Cùng ngày, Bộ GTVT đã có công điện khẩn yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khắc phục sự cố tuyến tránh Chư Sê (Gia Lai) thuộc dự án đường Hồ Chí Minh (km10 200 - km10 300). Hiện tuyến đường này đang có hiện tượng bị hư hỏng với những vết nứt rộng, sâu, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 chủ trì phối hợp với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu khẩn trương rà soát, kiểm tra hiện trường trên toàn tuyến, xác định chính xác nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục.
PHAN THẢO - BÍCH QUYÊN
Theo SGGP
Tổng mức đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tăng 3.000 tỷ UBND tỉnh Tiền Giang vừa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo đó, tổng mức đầu tư được nâng lên 12.668 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ đồng (mức cũ là 9.668 tỷ đồng). Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tăng thêm 3.000 tỷ đồng. Ảnh PLO Theo ông Phạm...