Thủ tướng thị sát ‘điểm nóng’ sạt lở tại ĐBSCL
Sáng 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát điểm sạt lở tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tình hình sạt lở ở Tiền Giang – Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là một trong những “điểm nóng” về sạt lở của tỉnh Tiền Giang. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 81 điểm sạt lở có tổng chiều dài gần 4.100 m.
Nói chuyện với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng yêu cầu có các giải pháp xử lý đồng bộ, cả giải pháp công trình và phi công trình, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Phải phối hợp việc trồng rừng, làm đê mềm cũng như làm đê cứng ở một số đoạn.
Nhân dịp này, Thủ tướng đã thăm hỏi, tặng quà cho gia đình ông Trương Văn Xang, hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi sạt lở.
Thủ tướng thăm hỏi, tặng quà cho gia đình ông Trương Văn Xang, hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi sạt lở – Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn cùng 4 bộ liên quan đi kiểm tra khắc phục sạt lở và ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau khi hàng loạt địa phương ban bố tình trạng khẩn cấp, tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực bị sạt lở.
Thời gian qua, sạt lở đã đe dọa nghiêm trọng sự sinh tồn của ĐBSCL. Mỗi năm, vùng này mất từ 300 đến 500 ha đất vì sạt lở, khiến hàng chục nghìn hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. ĐBSCL đang đứng trước những thách thức to lớn.
Video đang HOT
Chỉ riêng trong năm 2018, ngoài việc bố trí ngân sách theo kế hoạch để các địa phương xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để xử lý 29 dự án cấp bách sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Chiều nay, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về công tác phòng chống sạt lở. Cổng TTĐT Chính phủ sẽ cập nhật thông tin về cuộc làm việc này.
Theo Đức Tuân (VGP)
Bắc Kạn: "Chôn của để dành" ở trên rừng, ngại nói vì sợ tiếng là khoe
Với hai bàn tay trắng cùng ít đất đồi do ông cha để lại, vợ chồng ông Triệu Ứng Lai (thôn Pác Toong, xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã mạnh dạn trồng rừng, rồi dần tích lũy mở rộng diện tích, kết hợp sửa chữa, kinh doanh máy nông cụ, gia đình ông đã có thu nhập mà nhiều người mơ ước.
Hỏi đường đến nhà ông Triệu Ứng Lai (trú thôn Pác Toong, xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), người dân trong thôn, trong xã đều biết, đều tận tình chỉ cho PV Dân Việt, bởi hầu hết họ đều là khách hàng đã từng mua máy nông cụ tại cửa hàng của ông. Thì đúng rồi, cả xã cũng chỉ có cửa hàng bán nông cụ của ông Lai là lớn mà thôi.
Khi PV có mặt là lúc con trai ông Lai - anh Triệu Ứng Bền - đang cặm cụi chỉnh máy nông cụ cho khách. Rót chén trà mời PV, bà Nông Thị Tươi - vợ ông Lai bảo, ông ấy lên huyện nộp thuế và đi Hà Nội lấy hàng luôn rồi, chắc một hai hôm mới về cơ. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế của gia đình, bà Tươi dè dặt nói, tuy làm nhiều thứ thế nhưng cũng chỉ đủ ăn thôi, viết lên ngại lắm, người ta lại bảo mình khoe, có một nói mười thì chết.
Cửa hàng bán máy nông cụ của gia đình ông Triệu Ứng Lai được cả xã biết đến.
Câu chuyện giữa PV Dân Việt với gia chủ cởi mở hơn khi cậu con trai xếp xong hàng cho khách và cùng ngồi trò chuyện. Bà Tươi cho biết, gia đình đã làm rừng từ năm 1981, tuy nhiên đến năm 2000 mới tập trung trồng nhiều. Cách đây 3 năm thì trồng hết đồi, chăm sóc và khai thác.
Những cây mỡ này đã có thể khai thác.
Anh Triệu Ứng Bền dẫn ông Hoàng Tiểu Vân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Nhuận lên thăm vườn rừng của gia đình.
Dẫn PV Dân Việt vào khu vực chăn nuôi và trồng rừng, cách nhà khoảng 1,5km, anh Triệu Ứng Bền chỉ cho chúng tôi những cánh rừng được phủ kín bởi bạt ngàn cây mỡ đang tuổi khai thác. Anh bảo, mỡ này đã trồng gần mười năm, diện tích mỡ của gia đình anh hiện có khoảng 7ha. Nhìn rừng mỡ thẳng đứng và chắc chắn vươn lên trên những vạt đồi trước đây vốn được cho là cằn cỗi đủ để thấu hiểu công sức đã bỏ ra và sự kiên trì của gia chủ.
Anh Bền cho biết, vừa rồi gia đình anh có khai thác gần 2ha cây keo và cây bồ đề, cũng cho thu gần 300 triệu đồng. Không chỉ trồng keo, bồ đề, gia đình anh còn trồng thêm các loại cây có múi như cam, quýt và chanh. Đặc biệt cây trà hoa vàng, thứ cây được ví như "báu vật" cũng được gia đình anh trồng và đang sinh trưởng rất tốt. Anh Bền cho biết, tới đây sẽ trồng đại trà cây trà hoa vàng trên vùng đồi mà gia đình đang có.
Ngoài trồng cây mỡ, cây keo và cây bồ đề... gia đình anh Bền còn nuôi thêm ngựa bạch.
...và nuôi thử nghiệm ba ba trong ao.
Cây trà hoa vàng, thứ cây quý như báu vật cũng được anh mang từ rừng về trồng.
Ngoài trồng rừng, gia đình anh Bền còn nuôi cá, ba ba và ngựa bạch. Anh Bền cho biết, bởi rừng nhà anh cũng khá rộng nên ngựa cứ vậy mà thả lên rừng, chiều tối thì đi tìm về nhốt. Còn ao cá có đến 5 - 6 cái, ba ba cũng được gia đình anh nuôi thử nghiệm và đang rất khả quan.
Cùng với làm mô hình VACR, gia đình ông Triệu Ứng Lai còn sửa chữa và kinh doanh máy nông cụ. Cửa hàng ông luôn tấp nập người mua. Không chỉ vậy, gia đình ông Lai còn đầu tư máy xúc và một số xe ô tô chở đất để làm thêm. Hiện tổng thu nhập của gia đình ông ước tính cũng vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Với mô hình VACR và cửa hàng hiện có, ít ai biết khối tài sản đó đã được gia đình ông Triệu Ứng Lai xây dựng từ hai bàn tay trắng, cùng với đó là những ngày tháng trăn trở, ấp ủ ý tưởng làm giàu đến sạm da, bạc tóc. Cũng phải, không có việc gì là dễ cả, nhất là việc làm giàu.
Ông Hoàng Tiểu Vân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Nhuận (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) cho biết, Hội Nông dân xã và chính quyền địa phương rất chú trọng và đánh giá cao mô hình của ông Lai. Thứ nhất là cá nhân ông Triệu Ứng Lai đã mạnh dạn đầu tư cho mô hình của mình và rất hiệu quả; thứ 2, tranh thủ một số hộ khác chuyển đổi, bán rừng, ông đã mua vào để mở rộng diện tích trồng rừng.
"Trong những năm qua, ông Lai đã tập trung phát triển trồng rừng rất tốt, kết hợp với chăn nuôi ngựa sinh sản, gà thả đồi cùng một số cây trồng khác, bước đầu có hiệu quả cao. Tới đây, Hội Nông dân xã sẽ tổ chức cho các hội viên tham quan, học tập mô hình này để từ đó các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư xây dựng và nhân rộng mô hình, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương", ông Hoàng Tiểu Vân.
Theo Danviet
Nông dân đi xe hơi xịn, ở biệt thự được Phó Thủ tướng thăm là ai? Từ chỗ chạy ăn từng bữa, ông nông dân Hồ Đa Thê (thôn Hòa Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) đã trở thành tỷ phú, ở "biệt phủ", đi xe hơi. Mô hình trồng rừng kinh tế của ông Thê được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đến thăm và tỏ lời khen ngợi. Từ nghèo đói...