Thủ tướng thăm một số cơ sở kinh tế hàng đầu của Na Uy
Hôm nay, 25/5, tại Oslo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Công ty dịch vụ ngoài biển Kongsberg Marintime và Công ty Pharmaq, hai doanh nghiệp hàng đầu của Na Uy.
Pharmaq là công ty hàng đầu thế giới về sức khỏe cá và vaccine, chuyên hỗ trợ tăng trưởng bền vững trong ngành nuôi trồng thủy sản. Pharmaq là một phần của Zoetis, tập đoàn hàng đầu thế giới về sức khỏe động vật.
Công ty đã có mặt tại Việt Nam hơn 10 năm, với văn phòng chính tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2018, công ty mở một phòng thí nghiệm chẩn đoán và nghiên cứu hiện đại tại Cần Thơ và một phòng thí nghiệm ướt để thử nghiệm lâm sàng đặt tại Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Ông Morten Nordstad, Chủ tịch Pharmaq cho biết, tập đoàn có 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển, một ở Oslo và hai là ở Việt Nam. Mùa thu năm ngoái, vaccine thứ 2 của Pharmaq đã được Việt Nam cấp phép và hàng triệu con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được tiêm vaccine của tập đoàn. Ông cho biết, kế hoạch sắp tới của Pharmaq là sản xuất thêm nhiều vaccine cho cá tra, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cho đội ngũ, kỹ thuật viên Việt Nam. Tập đoàn cũng dự định triển khai thêm phòng thí nghiệm chẩn đoán mới cho thủy sản của Việt Nam.
Đến trụ sở Pharmaq ở Oslo, Thủ tướng đã thăm phòng thí nghiệm sản xuất vaccine cho cá; nghe giới thiệu về việc tiêm vaccine cho cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Bày tỏ ấn tượng về kết quả hoạt động của công ty, Thủ tướng mong muốn công ty có thể nghiên cứu, mở rộng sản phẩm sang nhiều loại cá khác nhau. Việt Nam là nước có sản lượng thủy sản lớn nên, theo Thủ tướng, công ty nên có nhà máy sản xuất vaccine tại Việt Nam, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Công ty dịch vụ ngoài biển Kongsberg Maritime. Ảnh VGP
Cùng ngày, Thủ tướng đã đến thăm Công ty dịch vụ ngoài biển Kongsberg Maritime. Đây là công ty hàng đầu về công nghệ biển, với 80% hoạt động kinh doanh đến từ các giải pháp liên quan đến đại dương.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng ngày 24/5, ông Geir Haoy, CEO của Kongsberg Group bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong thúc đẩy công nghệ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề cá, hợp tác kinh tế biển.
Ảnh VGP
Ông Kongsberg Group bày tỏ: “Tôi thấy chúng ta có cơ hội rất lớn đến từ đại dương, nơi 95% năng lượng sinh khối được sinh ra và đóng góp vào năng lượng tái tạo trong tương lai”.
Cho rằng hiện “chúng ta mới sử dụng 2% sinh khối đến từ đại dương, do đó, đây là dư địa mà cả Việt Nam và Na Uy có thể khai thác”, ông Kongsberg Group tin tưởng Việt Nam – Na Uy có thể hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng, phát triển đại dương bền vững thông qua việc lập bản đồ đại dương, nghiên cứu đáy biển, giám sát đáy biển, phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản, nghề cá.
Theo Đức Tuân (VGP)
Chính phủ Venezuela và phe đối lập muốn đối thoại sau nửa năm hỗn loạn
Đại diện chính phủ Venezuela và phe đối lập đã đến Na Uy tuần vừa qua, tìm hướng tiếp cận mới để giải quyết khủng hoảng kéo dài ở đất nước vừa trải qua cuộc đảo chính bất thành.
Các cuộc gặp tại Na Uy trong tuần qua đang tìm cách "xây dựng lộ trình hòa bình" cho đất nước Nam Mỹ, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết ngày 17/5.
Bộ Ngoại giao Na Uy, với nhiều kinh nghiệm hòa giải xung đột, cho biết đối thoại đang trong "giai đoạn thăm dò".
Các đại diện của chính phủ Venezuela và phe đối lập đã gặp riêng các chuyên gia trung gian hòa giải của Na Uy, nhưng họ không gặp nhau. Hiện chưa rõ hai bên có tiếp tục đàm phán hay không, theo Reuters.
Venezuela rơi vào tình trạng căng thẳng từ tháng một khi ông Juan Guaido, lãnh đạo Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, tự xưng là tổng thống lâm thời, và lập luận rằng việc ông Maduro tái đắc cử năm 2018 là trái luật.
Ông Guaido, lãnh đạo Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, tự mình tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời tháng 1/2019. Ảnh: Getty Images.
Đỉnh điểm của căng thẳng là ngày 30/4 khi ông Guaido kêu gọi quân đội lật đổ Tổng thống Maduro, nhưng không được quân đội hưởng ứng.
Cho đến nay, hàng chục người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ Maduro. Khủng hoảng kinh tế đã khiến hơn 3 triệu người rời bỏ đất nước vốn đang chịu cảnh khan hiếm lương thực, thuốc men và siêu lạm phát.
Đảng xã hội chủ nghĩa cầm quyền, vốn luôn khẳng định sẵn sàng đối thoại, đang ủng hộ khả năng đàm phán. Tuy nhiên, phe đối lập vẫn hoài nghi, cho rằng ông Maduro từng dùng đàm phán làm cớ để trì hoãn, củng cố quyền lực.
Mỹ và một số nước châu Âu công nhận ông Guaido là lãnh đạo của Venezuela trong khi ông Maduro vẫn nắm trong tay bộ máy nhà nước cùng sự ủng hộ của các quan chức cao cấp, cũng như các đồng minh như Nga, Cuba và Trung Quốc.
Phát biểu trước quân đội, ông Maduro cho biết đại diện của ông "đã tới Na Uy... bắt đầu thăm dò khả năng đối thoại với phe đối lập Venezuela để xây dựng lộ trình hòa bình cho đất nước".
Theo Reuters/Zing
Tin thế giới : Mỹ chỉ cần 2 cuộc tấn công là đánh bại Iran Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ từ Arkansas, Thomas Cotton hôm nay tuyên bố, nước ông có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Iran chỉ với "hai cuộc tấn công". Khi trả lời câu hỏi về một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Mỹ và Iran, ông Cotton đã không ngần ngại tuyên bố Mỹ chỉ cần...