Thủ tướng thăm chính thức Pháp và dự Đại Hội đồng LHQ
Ngày 23/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hoà Pháp và tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng LHQ khóa 68 tại Hoa Kỳ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (Ảnh TTXVN)
Tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đưa quan hệ Việt-Pháp lên tầm cao mới
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean-Marc Ayrault, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức CH Pháp từ ngày 24-26/9.
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Hiện hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác như: Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng giữa hai Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, họp thường kỳ hai năm một lần, Kỳ họp lần thứ 5 đã diễn ra tại Việt Nam từ ngày 15-16/3/2012; Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng; Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế; Hội nghị hợp tác phi tập trung… Hai bên cũng hợp tác tốt tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như LHQ, ASEM, ASEAN-EU…
Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Pháp. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và Anh). Trao đổi thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD.
Video đang HOT
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp chủ yếu là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản và máy móc thiết bị, linh kiện điện tử; hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp chủ yếu là thiết bị hàng không, dược phẩm, sản phẩm cơ khí, điện tử, hóa chất…
Về đầu tư, Pháp đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988. Tính đến 31/12/2012, Pháp đứng thứ 2 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ 15/92 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 375 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD.
Pháp luôn giữ vị trí là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam cuối năm 2012, Pháp cam kết cấp gần 340 triệu USD cho Việt Nam trong năm 2013. Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á (sau Afghanistan). Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố; cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP).
Hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, nông nghiệp, pháp luật, an ninh-quốc phòng… thời gian qua cũng đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Pháp luôn coi giáo dục và đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới…
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Cộng hòa Pháp, đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu, thành viên G8 và Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhằm khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Pháp, góp phần làm sâu sắc và đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, qua đó, nâng cao vị thế của Việt Nam ở châu Âu.
Việt Nam – thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc
Đại hội đồng LHQ khóa 68 là dịp kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và khởi động tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển của LHQ sau năm 2015 và xây dựng các Mục tiêu phát triển bền vững với chủ đề được đề xuất là: “Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015″.
Dự kiến các vấn đề nổi lên tại khóa họp năm nay là: Thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và bất ổn trong đó có tình hình Syria, vấn đề Palestine, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên và Iran; tình hình Afghanistan, Ai Cập, Mali, CH Trung Phi; thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quyền con người, bình đẳng giới, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững; việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển của LHQ sau năm 2015 và xây dựng các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); vấn đề biến đổi khí hậu; cải tổ LHQ, phát huy vai trò của LHQ trong việc đối phó các thách thức toàn cầu.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng LHQ khóa 68 (từ 26-18/9) nhằm tiếp tục triển khai sâu rộng đường lối hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ, thúc đẩy quan hệ Việt Nam-LHQ nói chung và với các cơ quan chuyên môn của LHQ nói riêng.
Bên cạnh đó, các hoạt đông tiêp xúc song phương của Thủ tướng bên lê phiên thảo luận cấp cao là cơ hôi đê tăng cường quan hê giữa Việt Nam với các nước, đưa các môi quan hệ song phương đi vào chiều sâu và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với tiến trình phát triển và hội nhập của Viêt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biêu tại Phiên thảo luân cấp cao của Đại Hội đồng LHQ khóa 68 vào ngày 27/9/2013.
Bài phát biểu sẽ chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới, thể hiện Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công việc chung của LHQ.
Theo Nguyễn Hoàng
Mỹ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-3
Ngày 22/9, không quân Mỹ đã bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa không mang đầu đạn từ bờ biển của bang California. Vụ thử được tiến hành cùng thời điểm Iran cho phô diễn 30 tên lửa có tầm bắn bao trùm Israel và các mục tiêu của Mỹ ở vùng Vịnh.
Tên lửa Minuteman-3.
Tên lửa Minuteman-3 rời bệ phóng vào khoảng 3h00 sáng ngày 22/9 giờ địa phương từ một hầm phóng ngầm dưới mặt đất tại Căn cứ không quân Vandenberg, cách Los Angeles 210 km về phía Tây Bắc.
Tên lửa bay 6.760 km đến một mục tiêu định trước ở đảo san hô vòng Kwajalein thuộc Thái Bình Dương. Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ chỉ thông báo về vụ thử mà không đề cập đến kết quả.
Hàng năm, quân đội Mỹ đều tiến hành thử nghiệm một số tên lửa từ căn cứ Vandenberg để đánh giá mức độ chính xác và đáng tin cậy của hệ thống vũ khí này. Vụ thử tiếp theo được lên kế hoạch vào ngày 25/9 tới.
Vụ thử được tiến hành gần như cùng thời điểm với cuộc diễu binh quy mô lớn của Iran nhân kỷ niệm ngày nổ ra cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980 - 1988), mà trong đó Nhà nước Hồi giáo đã cho trình diễn 30 quả tên lửa có tầm bắn thiết kế lên tới 2.000 km. Đó là 12 tên lửa Sejil và 18 tên lửa Ghadr.
Đây là lần đầu tiên Nhà nước Hồi giáo cho trình diễn một số lượng lớn như vậy các tên lửa về mặt lý thuyết có thể tấn công các mục tiêu ở Israel cũng như căn cứ Mỹ ở vùng Vịnh.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình tại lễ diễu binh, Tổng thống Iran Hussain Rowhani đã khéo léo trấn an các đối thủ khi nói rằng kho tên lửa của nước này chỉ nhằm mục đích phòng vệ chứ, không đe dọa hay tấn công bất kỳ quốc gia nào.
"Trong 200 năm qua, Iran chưa hề tấn công một quốc gia nào và ngày nay cũng thế", ông khẳng định.
Ông Rowhani cũng nói Tehran sẵn sàng và muốn sớm nối lại đàm phán không có điều kiện tiên quyết với phương Tây về quyền làm giàu urani và các hoạt động hạt nhân sẽ được đảm bảo công khai hơn, minh bạch hơn trong thời gian tới.
Nhà lãnh đạo Iran đưa ra những thông điệp đầy hàm ý trên ngay trước thềm chuyến công du tới thành phố New York (Mỹ) để tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, nơi ông sẽ có bài phát biểu cùng ngày với Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama nhưng không rõ có tiến hành cuộc gặp song phương bên lề hay không.
Vũ Anh
Theo AP
Theo dấu kẻ giết người có "sở thích" hiếp, giết gái mại dâm (Kỳ 7) Một giả thiết mới được đặt ra, kẻ giết người quen biết với hầu hết các nạn nhân, sau đó hắn rủ rê, trò chuyện và đưa các nạn nhân đi xa rồi sát hại. Ảnh minh họa Càng ngày dấu vết của tên sát nhân hàng loạt càng trở nên mờ ảo bởi cho đến lúc này, các nạn nhân được tìm...