Thủ tướng Thái thách thức những người căm ghét mình
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha mới đây đã thẳng thừng dập ngay những lời chỉ trích nhằm vào ông và chính quyền đương nhiệm, thề sẽ tiếp tục tại vị “bất chấp việc các bạn ghét tôi như thế nào”. Lời tuyên bố đầy thách thức trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang “sôi” lên trước thềm một cuộc trưng cầu dân ý mà quân đội nói là sẽ giúp mở đường cho cuộc bầu cử mà người dân Thái Lan đang mong đợi.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha
Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha đã nắm quyền lãnh đạo đất nước Thái Lan từ cách đây hai năm sau khi lật đổ chính quyền của bà Yingluck. Chính quyền quân sự của ông Prayut Chan-O-Cha cam kết sẽ hàn gắn sự chia rẽ sâu sắc và cay đắng kéo dài cả thập kỷ trong xã hội Thái Lan.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền quân sự đã tìm cách hạn chế sự tự do ngôn luận, cấm các hoạt động chính trị và đưa ra một hiến pháp mới củng cố vai trò của quân đội trong chính phủ.
“Tôi sẽ không đi bất kỳ đâu chừng nào đất nước chưa hòa bình và chưa có trật tự. Tôi sẽ không rời khỏi vị trí của mình dù các bạn có ghét tôi đến đâu đi nữa”, ông Prayut hôm 31/5 đã phát biểu như vậy. Thủ tướng đương nhiệm của Thái Lan nổi tiếng là người dễ bùng phát sự giận dữ.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy của các cuộc xung đột chính trị kéo dài dai dẳng suốt từ năm 2006 khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lúc đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Ông Thaksin chính là anh trai của bà Yingluck. Suốt 10 năm qua, người ta liên tiếp chứng kiến các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu, thành thị chống Thaksin với bên kia là lực lượng người nghèo, nông dân ủng hộ Thaksin. Bà Yingluck lên cầm quyền năm 2011 với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chính quyền của bà chỉ ổn định trong được hai năm đầu. Năm 2014, dưới sức chống phá mạnh mẽ của phe đối lập, chính phủ của bà Yingluck cuối cùng cũng sụp đổ.
Phe đối lập luôn cáo buộc cựu nữ Thủ tướng Yingluck là “con rối” trong tay người anh trai quyền lực đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã cam kết trả lại hạnh phúc cho người Thái. Tuy nhiên, tiến trình hòa giải dân tộc của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha bị chỉ trích là khiến cho tình hình chia rẽ của đất nước trở nên trầm trọng hơn khi loại những người ủng hộ bà Yingluck và anh trai bà – cựu Thủ tướng Thaksin.
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm 22/5 đã bất ngờ lên tiếng kêu gọi chính quyền quân sự hãy đẩy nhanh tốc độ đưa đất nước quay trở lại nền dân chủ. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh một cuộc thăm dò dư luận cho kết quả người dân Thái Lan không hề hạnh phúc hơn thời điểm trước khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Lực lượng áo đỏ ủng hộ cho ông Thaksin và bà Yingluck đang mong muốn chính quyền Thái Lan thực hiện cam kết tiến hành một cuộc bầu cử để bầu lên một chính phủ dân chủ. Tuy nhiên, nếu tình hình Thái Lan còn tiếp tục chia rẽ như hiện tại thì vòng luẩn quẩn của những cuộc bầu cử rồi biểu tình, đảo chính sẽ còn tiếp diễn.
Video đang HOT
Chính quyền quân sự Thái Lan cam kết sẽ tiến hành một cuộc bầu cử vào năm 2017, nhưng không nói rõ chuyện gì sẽ xảy ra nếu hiến pháp mới bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Điều này làm dấy lên quan ngại về khả năng thời gian tổ chức bầu cử có thể lại bị trì hoãn thêm một lần nữa.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Chùm ảnh làng nghèo Indonsia chìm ngập trong bùn
Daily Mail đăng tải bộ ảnh lột tả cuộc sống đầy khó khăn của người dân ở các làng nghèo Indonesia bị chìm ngập trong bùn.
Nhà của những người dân làng đã bị cuốn trôi do một vụ phun trào bùn, làm gần 40.000 người phải sơ tán và cướp đi sinh mạng của hơn 12 người. Ảnh: Người dân địa phương đã dùng các bức tượng để đánh dấu các ngôi mộ của những người đã chết vì bùn phun trào hồi năm 2006. Ảnh chụp vào tháng 5/2016.
Trang Daily Mail đăng tải loạt hình ảnh lột tả cuộc sống thường ngày đầy khó khăn của những người dân sinh sống ở các làng nghèo Indonesia bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào bùn cách đây 10 năm. Trong ảnh, bà lão 80 tuổi Saniaka đang ngồi bên ngoài ngôi nhà rách nát.
Ngày nay, người dân bắt đầu tạo dựng cuộc sống mới nhờ nguồn thu nhập từ ngành du lịch.
Bùn choán gần hết bên ngoài ngôi nhà đơn sơ của ông Suwadi (75 tuổi).
Nhiều người dân ở các làng nghèo thuộc tỉnh Sidoarjo đã mất nhà cửa sau thảm họa bùn phun trào năm 2006. Gia đình ảnh Andi Irwanto đứng trên khoảnh đất từng là nhà của họ ở làng Merisen.
Người đàn ông đi ngang qua các bức tượng ở khu vực bị lấp đầy bùn đất.
Không giống một vụ phun trào núi lửa thông thường, vụ phun trào bùn ở Indonesia thường chủ yếu bao gồm đất sét và nước.
Mặc dù lượng bùn phun trào đã giảm xuống rõ rệt từng ngày nhưng tác động của nó vẫn còn hiện hữu khắp nơi.
Các nạn nhân sống sót trong thảm họa phun trào bùn.
Khu vực bùn xâm chiếm này đã được nhà chức trách phong tỏa nhưng vẫn có nhiều du khách tò mò tới xem.
Những người sống sót tham dự lễ tưởng nhớ các nạn nhân của vụ phun trào bùn cách đây 10 năm.
Khung cảnh xác xơ, điều hiêu tại một ngôi làng nghèo túng ở Indonesia từng hứng chịu đợt phun trào bùn năm 2006.
Bên trong một nhà thờ Hồi giáo bị bỏ hoang. Nền đất nhà thờ này bị bùn khô bao phủ hoàn toàn.
Theo_Kiến Thức
Ông Rodrigo Duterte trở thành tân Tổng thống Philippines Ủy ban bầu cử Philippines đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/5 vừa qua, theo đó ứng cử viên Rodrigo Duterte đã trở thành người chiến thắng Ông Rodrigo Duterte, 71 tuổi, giữ chức Thị trưởng trong hơn hai thập kỷ tại thành phố Davao, trên đảo Mindanao, miền Nam Philippines, đã nhận được 16,6 triệu...