Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Ngày 23/7, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả kiểm phiếu cho thấy Thủ tướng Prayuth đã nhận được 256 phiếu ủng hộ, 206 phiếu phản đối và 9 phiếu trắng, qua đó giành được sự ủng hộ cần thiết để tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu chính phủ cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 3/2023.
Cuộc bỏ phiếu được cho là phép thử cuối cùng đối với chính quyền của Thủ tướng Prayuth trước thềm cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra trong chưa đầy một năm tới. Trước đó, ông Prayut đã vượt qua 3 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2019.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trước khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần này diễn ra, Thủ tướng Prayuth đã bác bỏ khả năng cải tổ nội các.
Trước đó, ngày 19/7, ông Prayut đã bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém trong ngày đầu tiên Hạ viện nước này tiến hành phiên điều trần đối với Thủ tướng cùng 10 thành viên Nội các. Ông cho rằng những cáo buộc của phe đối lập chỉ là một “kịch bản cũ”, giống như các phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm trước đó. Ông tuyên bố chính phủ đã đưa ra định hướng tương lai của Thái Lan trong Chiến lược quốc gia 20 năm nhằm cải cách đất nước về mọi mặt, trong đó có cả việc tái cơ cấu kinh tế bằng cách đổi mới.
Thủ tướng Thái Lan phản bác các cáo buộc tại phiên điều trần ở Hạ viện
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 19/7 đã bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém trong ngày đầu tiên Hạ viện nước này tiến hành phiên điều trần đối với Thủ tướng cùng 10 thành viên Nội các.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha. Ảnh: AFP/TTXVN
Bước vào phiên tranh luận, lãnh đạo đảng Vì nước Thái Chonlanan Srikaew đã cáo buộc Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thiếu khả năng lãnh đạo, lạm dụng quyền lực, đồng thời cho rằng Chính phủ đã thất bại trong việc xử lý các vấn đề quốc gia, từ kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng đến nợ công, chênh lệch thu nhập, ma tuý bất hợp pháp và chia rẽ trong nhân dân.
Đáp lại, Thủ tướng Prayut cho rằng những cáo buộc của phe đối lập chỉ là một "kịch bản cũ", giống như các phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm trước đó. Ông Prayut tuyên bố Chính phủ đã đưa ra định hướng tương lai của Thái Lan trong Chiến lược quốc gia 20 năm nhằm cải cách đất nước về mọi mặt, trong đó có cả việc tái cơ cấu kinh tế bằng cách đổi mới.
Liên quan đến dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Thái Lan tuyên bố rằng Chính phủ nước này đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và mô hình thành công của nước này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia khác.
Thủ tướng Prayut cùng 10 bộ trưởng trong Nội các sẽ phải vượt qua phiên điều trần kéo dài từ ngày 19-22/7 và 1 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm dự kiến diễn ra vào ngày 23/7. Trước đó, ông Prayut đã vượt qua 3 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2019.
Thủ tướng Pháp vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Ngày 11/7, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên tại Quốc hội nước này, vốn do phe đối lập khởi xướng. Tân Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tại lễ nhậm chức ở Paris, ngày 16/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Sau gần 3 giờ tranh luận, kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Elisabeth Borne...