Thủ tướng Thái Lan vẫn được lòng dân
Phe biểu tình tiếp tục tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các điểm bầu cử, trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Phong tỏa các địa điểm bỏ phiếu vì… sợ thua?
Tờ Vietnam dẫn thông tin theo hãng Reuters cho biết, ngày 27/1, thủ lĩnh biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban tuyên bố những người biểu tình tìm cách lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ không thương lượng về việc ngừng chặn lối vào các bộ và cơ quan nhà nước mà họ phong tỏa.
Trong tuyên bố phát trên truyền hình, ông Suthep nêu rõ: “Các nhóm trong mỗi khu vực biểu tình sẽ không thương lượng với giới chức chính phủ về việc ngừng phong tỏa các tòa nhà… Đừng liên lạc làm phiền chúng tôi.” Hiện những người biểu tình đã phong tỏa 7 giao lộ trọng yếu ở thủ đô Bangkok và buộc nhiều bộ cùng các cơ quan như ngân hàng trung ương phải đóng cửa và nhân viên phải làm việc ở nhà hoặc cơ sở phụ. Chính phủ đã yêu cầu họ thảo luận về việc ngừng chặn lối vào các khu vực này.
Trước đó, trong ngày bầu cử đầu tiên tại Thái Lan hôm 26/1, báo VOV đưa thông tin theo tờ The New York Times, hàng trăm nghìn cử tri đã bị cản trở tham gia bỏ phiếu tại miền Nam Thái Lan và 1 số khu vực ở Bangkok khi những người biểu tình chống chính phủ phong tỏa các địa điểm bỏ phiếu, đe dọa người đi bầu cử.
Người biểu tình tấn công, ngăn cản cử tri đi bầu cử ngày 26/1/2014
Đại diện chính phủ Mỹ đã phát đi những chỉ trích về việc phe biểu tình đã ngăn chặn những người bầu cử và đó là một hành động không dân chủ. Đáp lại, thủ lĩnh phe biểu tình, Suthep Thaugsuban đã gửi thư tới Tổng thống Mỹ B.Obama đăng tải trên facebook cá nhân rằng lực lượng của ông đang “ủng hộ dân quyền”.
Cũng trong ngày bầu cử đầu tiên, một lãnh đạo khác của phe biểu tình đã bị bắn chết và 11 người khác bị thương.
Nhiều nhà phân tích cho rằng tuy người biểu tình đã “đóng cửa” điểm bỏ phiếu nhưng hàng trăm nghìn người dân Thái Lan, thuộc 35 chính đảng của nước này vẫn đi bầu cử, bởi lẽ họ tuân thủ Hiến pháp của nhà nước, trong khi phe biểu tình đang làm điều ngược lại – trái với Hiến pháp.
Thủ tướng Thái Lan vẫn được lòng nông dân
Trong một diễn biến khác của tình hình Thái Lan, tờ VOV đã thông tin, một phần nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này là phe biểu tình cáo buộc Chính phủ có hành vi tham nhũng khi triển khai chương trình trợ cấp giá cao cho nông dân, mà đến nay vẫn chưa thể trả tiền thu mua gạo cho nhiều nông dân.
Video đang HOT
Chính phủ Thái Lan bắt đầu thực hiện chương trình trợ giá lúa gạo vào cuối năm 2011. Theo đó, Chính phủ cam kết thu mua thóc gạo của nông dân với mức giá cao hơn khoảng 40-50% so với giá thị trường.
Bộ Tài chính Thái Lan ước tính chương trình trợ giá gạo đã khiến nước này lỗ tới 136,9 tỷ baht trong giai đoạn 2011-2012, và dự kiến trong giai đoạn 2012-2013 sẽ lỗ thêm khoảng hơn 100 tỷ baht nữa.
Nguyên nhân gây căng thẳng tại Thái Lan do những chỉ trích về trách nhiệm của Chính phủ và cáo buộc Thủ tướng Yingluck tham nhũng
Chương trình trợ giá gạo khiến gạo của Thái Lan mất tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, do đó số tiền mà Bộ Thương mại thu được khi bán gạo theo các thoả thuận liên Chính phủ không đủ để thanh toán cho nông dân. Chương trình này bị phe đối lập lên án mạnh mẽ vì cho rằng gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, làm cho Thái Lan mất đi vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Mặc dù vậy, đại đa số nông dân ở khu vực Đông Bắc Thái Lan vẫn bày tỏ sự cảm thông và ủng hộ Thủ tướng Yingluck vì Chính phủ của bà có những chính sách vì lợi ích của người nghèo.
Một nông dân Thái Lan nói: “Chương trình trợ giá gạo mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân. Nhưng Chính phủ chậm chễ trong việc thanh toán tiền. Tôi muốn Chính phủ trả tiền bởi chúng tôi đang phải nợ và cần tiền để trang trải cuộc sống gia đình”.
Người này nói thêm: “Nông dân ở miền Bắc, Trung và Đông Bắc tham gia chương trình trợ giá gạo không cảm thấy bức xúc, vì chúng tôi biết Chính phủ hiện không có đủ thẩm quyền như trước khi Quốc hội bị giải tán”.
Thủ tướng Thái Lan vẫn được lòng người nông dân
Thái Lan kiên quyết tổ chức bầu cử
Tờ Vietnam dẫn thông tin theo các hãng tin Kyodo, Reuters, ngày 27/1, chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề ra thời hạn chót 3 ngày để những người biểu tình chống chính phủ rút khỏi các trụ sở chính quyền mà họ đang chiếm đóng.
Trung tâm gìn giữ hòa bình, nơi thực thị nhiệm vụ theo lệnh tình trạng khẩn cấp, đã ra tuyên bố chỉ cho phép người biểu tình có 72 tiếng đồng hồ để giải tán khỏi các điểm cơ quan công quyền mà họ đang bao vây. Trước đó, các quan chức tại trung tâm này đã tổ chức thương lượng nhưng không thuyết phục được người biểu tình giải tán khỏi các vị trí mà họ yêu cầu.
Dự kiến trung tâm này sẽ cho triển khai các đội đặc nhiệm bao vây các điểm biểu tình trước cửa cơ quan công quyền để thiết lập lại trật tự. Các đội này gồm toàn cảnh sát, chứ không sử dụng lực lượng quân đội. Mục tiêu chính của họ không phải là đàn áp người biểu tình vì không sử dụng vũ khí.
Phó Thủ tướng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul đã khẳng định Trung tâm gìn giữ hòa bình đủ khả năng đối phó với người biểu tình và duy trì trật tự trong ngày tổng tuyển cử sắp tới, một dấu hiệu về việc chính quyền quyết tâm tổ chức bầu cử.
Theo Báo Đất Việt
Thiếu nữ khỏa thân tấn công cựu Thủ tướng Ý
Sau khi cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi xuất hiện tại phòng bỏ phiếu ở trường Dante Alighieri hôm 24/2, ba người phụ nữ thuộc nhóm Femen bất ngờ hô to khẩu hiệu "Basta Berlusconi" (Quá đủ với Berlusconi!), rồi cởi phăng áo để lộ ngực trần với dòng chữ tương tự.
Vụ việc xảy ra tại điểm bỏ phiếu của đảng Nhân dân Tự do (PDL) đặt tại trường Dante Alighieri ở thành phố Milan, phía Bắc Ý. Những người biểu tình khỏa thân này đã cố gắng vượt qua đám đông phóng viên để tiếp cận ông Berlusconi.
Tuy nhiên, ngay sau đó một hàng rào cảnh sát và các nhân viên an ninh đã kịp ngăn cản. Khi bị bắt giữ, 3 người phụ nữ này vẫn chống cự quyết liệt khi các nhân viên an ninh cố gắng lấy áo phủ lên người họ. Trước đó, trong thời gian vận động, ông Berluconi đã bí tố cáo đối xử tệ với phụ nữ và xem họ như búp bê.
Trả lời phỏng vấn của báo giới sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, vị chính trị gia 76 tuổi phản ứng rất bình tĩnh. "Đây chỉ là một sự cường điệu và những tình huống như thế này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Tôi cho rằng với sự sáng suốt và trí thông minh của mình, cử tri sẽ vẫn có được những quyết định lựa chọn đúng đắn và không hề bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài" - ông Berlusconi nói.
Những người biểu tình khỏa thân này đã cố gắng vượt qua đám đông
để tiếp cận ông Berlusconi. Ảnh: REUTERS
Dòng chữ "Basta Silvio" được viết trên lưng một người biểu tình. Ảnh: YOUTUBE
Một hàng rào cảnh sát và các nhân viên an ninh đã kịp thời xuất hiện để ngăn cản. Ảnh: REUTERS
Những người phụ nữ vẫn chống cự quyết liệt. Ảnh: REUTERS
Một người biểu tình được đưa ra xa khỏi cựu thủ tướng Berlusconi Ảnh: AP
Cựu thủ tướng nhiều tai tiếng Silvio Berlusconi một lần nữa gây ngạc nhiên chính trường Ý với sự trở lại đầy vũ bão, song nhiều dấu hiệu cho thấy canh bạc cuối cùng của ông đã thất bại.
Theo nhà phân tích Massimo Franco, "Berlusconi là một thủ tướng chán phèo nhưng lại là một nhà vận động kiên trì, ông không bao giờ từ bỏ". Hầu hết các thăm dò dư luận đều cho thấy phe của ông Berlusconi vẫn đi sau đảng Dân chủ (PD) theo đường lối trung tả của đối thủ Pier Luigi Bersani.
Thủ tướng Silvio Berlusconi xuất hiện tại phòng bỏ phiếu hôm 24/2. Ảnh: AP
Một nữ tu bỏ phiếu hôm 24/2. Ảnh: REUTERS
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Monti bên ngoài điểm bỏ phiếu ở Milan hôm 24/2. Ảnh: REUTERS
Một số chuyên gia chính trị cho rằng trong cuộc đua lần này, một cái tên có thể gây bất ngờ thú vị là thủ lĩnh "Phong trào 5 sao" Beppe Grillo, diễn viên hài kịch nổi tiếng được yêu thích tại Ý. Phe của ông này được một số chuyên gia dự đoán đạt được 20% phiếu bầu và vượt qua Đảng Nhân dân Tự do (PDL) của cựu thủ tướng Ý Silvo Berlusconi.
Nếu ông Berlusconi không thực sự thất bại, các chuyên gia tin rằng ông cũng sẽ dần dần phai nhạt và cuối cùng mất vai trò lãnh đạo phe trung hữu mà cựu thủ tướng này nắm giữ trong gần 20 năm.
Theo 24h