Thủ tướng Thái Lan tuyên bố sẵn sàng từ chức
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố bà sẵn sàng từ chức để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay với điều kiện tất cả các đảng không được tẩy chay cuộc tổng tuyển cử sớm và người biểu tình phải chấp nhận kết quả bầu cử.
Bà Yingluck đang phải đối mặt với làn sóng biểu tình lớn nhất kể từ khi lên cầm quyền năm 2011.
Nữ thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu trên truyền hình và nhấn mạnh rằng bà không muốn chứng kiến một cuộc đảo chính quân sự như đã từng xảy ra năm 2006 lật đổ anh trai bà Thaksin Shinawatra.
“Tôi muốn một lần nữa khẳng định rằng tôi không tham quyền cố vị. Tôi sẵn sàng giải tán Quốc hội hoặc từ chức nếu việc đó có thể giúp hóa giải cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay và đưa đất nước đi lên. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng điều này chỉ có thể xảy ra nếu đó là ý nguyện của phần đa dân chúng”, bà Shinawatra nói.
Video đang HOT
Điều kiện duy nhất mà bà Yingluck đưa ra là cuộc bầu cử phải được tổ chức trong vòng 60 ngày kể từ khi Quốc hội bị giải tán và những người biểu tình phải chấp nhận kết quả bầu cử dẫu có thế nào.
Bà Yingluck đưa ra đề xuất trên ngay trước thềm một cuộc biểu tình chống chính phủ lớn sẽ diễn ra trong hôm nay theo lời kêu gọi của phe đối. Các nhà lãnh đạo đối lập tuyên bố sẽ tổ chức “trận chiến cuối cùng” để lật đổ bà Yingluck và ngăn chặn ảnh hưởng của anh trai bà là ông Thaksin Shinawatra.
Bà Yingluck lên nắm quyền từ năm 2011 trong bối cảnh chính trường Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc sau cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ ông Thaksin Shinawatra, người đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Trong động thái mới nhất thể hiện tình thế bất lợi cho bà Yingluck, tất cả các nghị sĩ đảng Dân chủ đối lập đã từ chức tại Hạ viện để tham gia vào cuộc tuần hành chống chính phủ trong ngày hôm nay. Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban tối qua còn tuyên bố những người biểu tình sẽ không về “tay không” trong cuộc “đọ sức cuối cùng” này.
Để đảm bảo tính minh bạch trong các biện pháp ứng phó với cuộc biểu tình, chính phủ Thái Lan đã mời các nhà ngoại giao của 60 nước tới chứng kiến, trong đó khoảng 30 nước đã nhận lời tham dự.
Theo Dantri
Quân đội Thái Lan bác khả năng đảo chính
Sau nhiều ngày xung đột, người dân Thái Lan lao vào dọn dẹp đường phố để chào mừng sinh nhật lần thứ 86 của Quốc vương Bhumibol Adulyadej vào ngày 5/12.
Mọi người dọn dẹp đường phố Bangkok chuẩn bị mừng sinh nhật Quốc vương Bhumibol Adulyadej
Thống đốc Bangkok Sukhumbhand Paribatra dẫn đầu hàng chục xe tải chở nước và xe chở rác đến làm sạch những nơi người biểu tình đóng đô gần một tháng qua. Khung cảnh có vẻ đầy hợp tác song sóng gió vẫn gợn lên khi người biểu tình tìm cách xông vào trụ sở cảnh sát quốc gia.Theo báo The Bangkok Post, mục đích của họ là yêu cầu cảnh sát làm rõ về cái chết của 5 người trong các vụ đụng độ ở khu vực Ramkhamhaeng. Trong bức thư gửi cảnh sát, người biểu tình đặt ra thời hạn 7 ngày để giải quyết nếu không họ sẽ cứng rắn hơn.
Cùng ngày 4/12, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã trở lại tòa nhà chính phủ, lần đầu tiên kể từ ngày 30/11, để gặp gỡ các bộ trưởng và quan chức kinh tế cấp cao. Tối cùng ngày, bà đến thị trấn Hua Hin ven biển, nơi quốc vương tổ chức sinh nhật.
Căng thẳng có thể sẽ lại leo thang vào ngày 6/12 khi phe biểu tình dự định nối lại hoạt động. Tối 3/12, lãnh đạo cuộc biểu tình Suthep Thaugsuban lần đầu tiên trình bày về "hội đồng nhân dân" mà ông đòi thay thế chính phủ để điều hành đất nước. Theo ông Suthep, khi "chế độ Thaksin" bị xóa sổ, quyền lực tối cao sẽ rơi vào tay người dân theo mục 3 của hiến pháp. Khi đó, mọi tầng lớp xã hội sẽ lựa chọn các đại diện từ các ngành nghề khác nhau để hình thành hội đồng nhân dân, đưa ra các chính sách và xây dựng pháp luật. Hội đồng này sẽ hoạt động như các cơ quan lập pháp để thúc đẩy cải cách quốc gia, hội đồng sẽ chọn "người tử tế" không thuộc đảng phái nào làm thủ tướng lâm thời.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul tuyên bố ông Suthep phải ra đầu thú."Chúng tôi sẽ không đàm phán với bất kỳ ai cho đến khi Suthep nộp mình cho cảnh sát" - ông Surapong khẳng định. Trong khi đó, cảnh sát Thái Lan chưa quyết định bắt ông Suthep trong thời điểm nhạy cảm hiện nay.
Bàn về lực lượng có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan, nhiều tiếng nói cho rằng đó là quân đội. Sau cuộc họp của giới tướng lĩnh cấp cao ngày 4/12, Đô đốc Narong Pipathanasai nói họ cùng chung nhận định tình hình sẽ sớm bình thường trở lại. "Chúng tôi đồng tình rằng quân đội sẽ không giữ vai trò chủ chốt trong tình hình hiện nay và sẽ không có đảo chính" - ông Pipathanasai nói với báo giới.
Theo Xahoi
Lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan là người thế nào? Suthep Thaugsuban, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan, đã từ nhiệm khỏi đảng Dân Chủ đối lập, để dẫn dắt các cuộc biểu tình với mục tiêu lật đổ chính phủ. Ông này làm phó cho Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ 2008 đến 2011. Đây là chính phủ ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật...