Thủ tướng Thái Lan tuyên bố không từ chức
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố sẽ không từ chức như yêu sách của người biểu tình, sau khi hàng chục nghìn người vẫn tuần hành bất chấp lệnh cấm.
“Tôi sẽ không từ chức”, Thủ tướng Prayuth phát biểu trước báo giới hôm nay sau cuộc họp nội các khẩn cấp, nói thêm rằng chính phủ sẽ tiếp tục áp dụng sắc lệnh khẩn cấp bởi tình hình đã trở nên bạo lực. “Sắc lệnh sẽ được duy trì trong 30 ngày, hoặc ít hơn nếu tình hình lắng xuống”.
Thủ tướng Thái Lan cũng cảnh báo người dân không vi phạm các biện pháp khẩn cấp. “Hãy chờ xem. Nếu các bạn hành động sai trái, chúng tôi sẽ sử dụng pháp luật”, ông cho hay.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha phát biểu trước báo giới tại Bangkok hôm 22/9. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Sắc lệnh khẩn cấp cấm tụ tập trên 4 người được chính phủ Thái Lan ban hành và có hiệu lực từ sáng 15/10, nhằm ngăn chặn làn sóng biểu tình. Tuy nhiên, hàng chục nghìn người Thái vẫn tập trung ở thủ đô Bangkok ngay chiều hôm đó, tiếp tục đưa ra các yêu sách, trong đó có việc đòi ông Prayuth phải từ chức.
Người biểu tình cáo buộc ông Prayuth, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, đã thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục giữ quyền lực. Tuy nhiên, Thủ tướng Thái Lan cho biết cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng.
Đám đông còn đưa ra một số yêu cầu khác, như thay thế bản hiến pháp do chính quyền quân sự soạn thảo hiện nay; cải cách chế độ quân chủ, vốn bị cáo buộc giúp quân đội mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị trong nhiều thập kỷ. Người biểu tình cũng đề nghị hoàng gia minh bạch hơn về hồ sơ tài chính, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước lao dốc vì Covid-19.
Các cuộc biểu tình phần lớn diễn ra trong hòa bình. Sự cố cụ thể duy nhất mà chính phủ viện dẫn để áp dụng các biện pháp khẩn cấp là việc đám đông vây quanh xe chở Hoàng hậu Suthida và la ó. Tuy nhiên, giới chức cho hay các cuộc biểu tình đang gây tổn hại kinh tế và an ninh quốc gia.
Pheu Thai, đảng do cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra thành lập và chiếm đa số ghế trong quốc hội Thái Lan, “kêu gọi Thủ tướng Prayuth và giới chức dỡ bỏ sắc lệnh khẩn cấp và ngừng đe dọa người dân theo mọi cách, đồng thời trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt”.
Thái Lan cấm tụ tập vì người biểu tình cản trở đoàn xe hoàng gia
Chính phủ Thái Lan nói việc người biểu tình cố ý thúc đẩy sự việc dẫn đến "hỗn loạn, cũng như kích động xung đột và mất trật tự công cộng" là cơ sở để ban hành sắc lệnh khẩn cấp.
Trong một thông báo được phát trên truyền hình nhà nước rạng sáng 15/10, chính phủ Thái Lan nói các biện pháp khẩn cấp là cần thiết để "duy trì hòa bình và trật tự", giữa lúc phong trào biểu tình kêu gọi dân chủ tiếp tục leo thang.
Chính phủ biện minh cho sắc lệnh khẩn cấp chủ yếu với lý do một số người biểu tình đã cản trở đoàn xe hoàng gia trong một cuộc tuần hành lớn ở Bangkok hôm 14/10, theo BBC.
Hoàng hậu Suthida and Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti ngồi trong xe đi qua đám đông biểu tình hôm 14/10. Ảnh: AFP.
Sắc lệnh chỉ ra việc "cản trở đoàn xe hoàng gia" là một trong những lý do để ban hành sắc lệnh. Sắc lệnh đi kèm lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên và lan truyền thông tin có thể gây hại cho an ninh quốc gia.
Một số người biểu tình hôm 14/10 đã chào kiểu ba ngón tay, biểu tượng của phong trào, với đoàn xe chở Hoàng hậu Suthida, trong khi cảnh sát cố đẩy lùi họ.
Thái Lan vốn có luật "lese majeste" nghiêm ngặt quy định các hành vi bất kính với hoàng gia có thể là tội với hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Sắc lệnh có hiệu lực lúc 4h ngày 15/10. Gần như ngay sau đó, cảnh sát chống bạo động đã giải tán người tụ tập ở bên ngoài Tòa nhà Chính phủ từ đêm hôm trước.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt khoảng 20 người từ đầu ngày 15/10 nhưng không xác nhận danh tính.
BBC nói người bị bắt bao gồm ba lãnh đạo phong trào biểu tình, bao gồm luật sư nhân quyền Anon Nampa, nhà hoạt động sinh viên Parit Chiwarak, và người phát ngôn Liên đoàn Sinh viên Thái Lan Panusaya Sithijirawattanakul.
Phong trào biểu tình đã diễn ra trong ba tháng qua được xem là thách thức lớn nhất với hoàng gia và chính phủ kể từ cuộc đảo chính năm 2014. Người biểu tình kêu gọi thay đổi chính phủ, sửa đổi hiến pháp và giảm bớt quyền lực của nhà vua.
Người biểu tình vây xe chở Hoàng hậu Thái Lan Hàng trăm người hò hét và giơ 3 ngón tay phản đối khi đoàn xe chở Hoàng hậu Suthida đi qua đường phố Bangkok, bất chấp cảnh sát yêu cầu giải tán. Hàng nghìn người biểu tình chiều 14/10 tập trung quanh Tượng đài Dân chủ ở Bangkok khi nghe tin đoàn xe hoàng gia chở Nhà vua Maha Vajiralongkorn và gia đình...