Thủ tướng Thái Lan phản bác các cáo buộc tại phiên điều trần ở Hạ viện
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 19/7 đã bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém trong ngày đầu tiên Hạ viện nước này tiến hành phiên điều trần đối với Thủ tướng cùng 10 thành viên Nội các.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha. Ảnh: AFP/TTXVN
Bước vào phiên tranh luận, lãnh đạo đảng Vì nước Thái Chonlanan Srikaew đã cáo buộc Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thiếu khả năng lãnh đạo, lạm dụng quyền lực, đồng thời cho rằng Chính phủ đã thất bại trong việc xử lý các vấn đề quốc gia, từ kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng đến nợ công, chênh lệch thu nhập, ma tuý bất hợp pháp và chia rẽ trong nhân dân.
Đáp lại, Thủ tướng Prayut cho rằng những cáo buộc của phe đối lập chỉ là một “kịch bản cũ”, giống như các phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm trước đó. Ông Prayut tuyên bố Chính phủ đã đưa ra định hướng tương lai của Thái Lan trong Chiến lược quốc gia 20 năm nhằm cải cách đất nước về mọi mặt, trong đó có cả việc tái cơ cấu kinh tế bằng cách đổi mới.
Liên quan đến dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Thái Lan tuyên bố rằng Chính phủ nước này đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và mô hình thành công của nước này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia khác.
Thủ tướng Prayut cùng 10 bộ trưởng trong Nội các sẽ phải vượt qua phiên điều trần kéo dài từ ngày 19-22/7 và 1 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm dự kiến diễn ra vào ngày 23/7. Trước đó, ông Prayut đã vượt qua 3 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2019.
Bulgaria hướng tới cuộc bầu cử sớm
Trang tin EURACTIV.bg (Bulgaria) ngày 13/7 dẫn lời Tổng thống Rumen Radev cho biết Bulgaria sẽ tổ chức bầu cử sớm vào tháng 10 tới nếu các đảng trong Quốc hội không thành lập được chính phủ.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Ảnh: ET
Quốc gia này rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị từ đầu tháng 6 khi đảng dân túy "Có một dân tộc như vậy" (ITN - "There is such a people") rời khỏi liên minh cầm quyền bốn bên. Đảng Công dân vì sự phát triển châu Âu (GERB), từng là đảng cầm quyền, do cựu Thủ tướng Boyko Borisov lãnh đạo đã khởi xướng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và chính phủ của Thủ tướng Kiril Petkov bị sụp đổ.
Đảng lớn nhất trong Quốc hội Bulgaria hiện tại - "Tiếp tục thay đổi" (Change Continues) đã nỗ lực thành lập một chính phủ mới nhưng không tập hợp được 121 nghị sĩ ủng hộ cần thiết để thành công. Vì vậy, đảng "Tiếp tục thay đổi" quyết định không đề xuất Nội các mới. Do đó, Tổng thống Bulgaria phải trao nhiệm vụ cho đảng lớn thứ hai - GERB. Tuy nhiên, ông Borissov đã thông báo rằng GERB sẽ không thành lập chính phủ.
Theo Hiến pháp, Tổng thống Bulgaria sẽ chọn đảng thứ ba bất kể số lượng nghị sĩ của đảng đó. Nếu đảng thứ ba không thành công, tổng thống sẽ giải tán Quốc hội, chỉ định một chính phủ lâm thời và lên lịch bầu cử sớm. Điều này được tiến hành trong khoảng thời gian hai tháng sau khi Quốc hội bãi nhiệm.
Hôm 12/7, ông Radev nói rằng nếu Bulgaria cần tiến hành bầu cử sớm, nước này sẽ khẩn trương tổ chức vào đầu tháng 10 tới để Quốc hội mới có tính hợp pháp. Nếu các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9, sẽ có nguy cơ tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp.
"Theo quy định của Hiến pháp, tôi phải ngay lập tức công bố các cuộc bầu cử trong vòng hai tháng. Điều đó có nghĩa là các cuộc bầu cử vào tháng 9, cũng có rủi ro. Nhưng mặt khác, việc kéo dài quá mức thủ tục thành lập chính phủ nguy cơ dẫn đến những quyết định quản lý mạo hiểm và thay đổi nhân sự", ông Radev nói.
Thủ tướng Pháp vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Ngày 11/7, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên tại Quốc hội nước này, vốn do phe đối lập khởi xướng. Tân Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tại lễ nhậm chức ở Paris, ngày 16/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Sau gần 3 giờ tranh luận, kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Elisabeth Borne...