Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ
Thủ tướng Thái Lan khẳng định, ASEAN và Ấn Độ cần ưu tiên hợp tác trong việc giải quyết tác động tiêu cực của Covid-19 và thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch mạnh mẽ, bền vững và toàn diện.
Chiều 12/11 (giờ Bangkok, Thái Lan), trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao liên quan đang diễn ra theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chanocha đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 17. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Ông Prayuth Chanocha. (Nguồn: AP)
Theo Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri, với tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ, Thủ tướng Prayuth đã hoan nghênh Ấn Độ tham gia vào khu vực thông qua Chính sách Hành động Hướng Đông và cho rằng quan hệ Đối tác Chiến lược mạnh mẽ ASEAN-Ấn Độ sẽ đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực, phát triển kinh tế và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân.
Ông Prayuth khẳng định, ASEAN và Ấn Độ cần ưu tiên hợp tác trong việc giải quyết tác động tiêu cực của Covid-19 và thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch mạnh mẽ, bền vững và toàn diện. Ông cũng mong được sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với Quỹ ứng phó Covid-19 và Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực của ASEAN.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Thủ tướng Thái Lan phát biểu cho rằng, ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phấn đấu mục tiêu thương mại hai chiều ASEAN-Ấn Độ đạt 200 tỷ USD vào năm 2022 và triển khai đầy đủ, hiệu quả Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA). ASEAN mong muốn đường cao tốc kết nối ba nước Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan được hoàn thành kịp thời và có thể mở rộng sang Lào, Campuchia và Việt Nam, cũng như sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với Mạng lưới các Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN) và Trung tâm Đối thoại và Nghiên cứu Phát triển Bền vững ASEAN (ACSDSD).
Thủ tướng Thái Lan cũng nhấn mạnh mong muốn của ASEAN trong việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ trên ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN theo Kế hoạch hành động mới (POA) giai đoạn 2021-2025 hướng tới thịnh vượng, giải quyết các cơ hội và thách thức hiện tại và tương lai.
Chia sẻ thông tin đập trên sông Mekong 'chưa đầy đủ'
Các nước hạ lưu sông Mekong và Trung Quốc chưa có cơ chế chia sẻ thông tin đầy đủ về đập thuỷ điện và nguồn nước, theo cựu quan chức Việt Nam về ASEAN.
Phát biểu được ông Phạm Quang Vinh, cựu trưởng nhóm các quan chức cấp cao của Việt Nam trong ASEAN (SOM), đưa ra khi trả lời câu hỏi của VnExpress về khuyến nghị với hợp tác của các nước và đối tác, bên lề Diễn đàn "Gắn kết hợp tác tiểu vùng Mekong với các mục tiêu của ASEAN" ngày 14/7 tại Hà Nội.
Theo ông Vinh, hợp tác hiện nay giữa các nước ở hạ lưu sông Mekong và Trung Quốc về sử dụng nguồn nước, trong đó có các đập thuỷ điện chủ yếu dựa trên sự tự nguyện và chưa đầy đủ. Do đó, các nước cần đề ra cơ chế thường kỳ, theo mùa mưa và mùa khô, nêu ra các chuẩn mực trong sử dụng bền vững nguồn nước.
Ông cũng cho rằng các nước hạ lưu sông Mekong cần coi an ninh nguồn nước là ưu tiên hàng đầu trong các cơ chế hợp tác khu vực. Vấn đề an ninh nguồn nước được thể hiện rõ nhất ở tiểu vùng Mekong, khi các nước ở hạ nguồn gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, trao đổi về sử dụng bền vững nguồn nước của dòng sông này với Trung Quốc, nước ở thượng nguồn.
Giữa năm 2019, các nước hạ lưu sông Mekong trải qua một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất, khiến mực nước hạ xuống mức thấp kỷ lục trong ít nhất 60 năm qua. Các nghiên cứu gần đây của Ủy hội Sông Mekong (MRC), cơ quan liên chính phủ của 4 nước ASEAN (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan), cho thấy tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt hạn hán ở hạ nguồn sông Mekong đã gia tăng trong vài thập kỷ trở lại đây. Theo MRC, vào tháng 7/2019, khu vực Chiang Saen ở phía bắc Thái Lan ghi nhận mực nước sông 2,1 m, thấp hơn mức trung bình cùng kỳ trong suốt gần 6 thập kỷ qua 3,2 m và dưới mức nước tối thiểu từng đo được 0,75 m.
Một người đánh cá bên bờ sông Mekong ở Nongkhai, Thái Lan hồi tháng 1. Ảnh: Reuters.
Riêng tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, hạn hán nghiêm trọng khiến nông dân ở nhiều tỉnh, được coi là vựa lúa của cả nước, không thể canh tác, hàng trăm nghìn người cũng lâm vào cảnh thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài sang năm 2020.
MRC đánh giá bên cạnh nguyên nhân biến đổi khí hậu gây nên hạn hán, dòng chảy của dòng Mekong yếu do đập thuỷ điện của Trung Quốc giảm lưu lượng xả. Theo Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, Trung Quốc có 11 đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Mekong, trữ 47 tỷ m3 nước. Bắc Kinh được cho là giữ đến 50% lượng nước sông Mekong vào mùa khô.
Ông Vinh lưu ý các nước ở hạ lưu sông Mekong có hợp tác với hầu hết các đối tác lớn của ASEAN, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia. Do đó, khu vực tiểu vùng Mekong cần phối hợp tốt với các thành viên còn lại của ASEAN để thảo luận các vấn đề chung, trong đó có an ninh nguồn nước.
"Nếu các quốc gia ở Mekong phát triển bền vững, sẽ đóng góp nhiều vào sự phát triển chung của ASEAN", ông nói.
Đánh giá tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong, trong diễn đàn hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết đây này là hành lang chiến lược kết nối Đông Nam Á và Nam Á, là cây cầu nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tiểu vùng còn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và mạng lưới giao thông của khu vực.
Tuy nhiên, tiểu vùng Mekong đang bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, chịu nhiều tác động của các thiên tai do tự nhiên và con người gây ra.
Ông Dũng cho rằng ASEAN nên tác động nhiều hơn đến sự phát triển của tiểu vùng này thông qua việc tạo ra các nền tảng cho đối thoại thường xuyên, các hành động chung và hợp tác với các đối tác phát triển. Hiệp hội cần duy trì vai trò trung tâm trong các cấu trúc tiểu vùng, tạo ra tầm nhìn cho hợp tác chặt chẽ và rộng lớn hơn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 9/6: Indonesia có số ca nhiễm mới cao kỷ lục; Lào không còn bệnh nhân Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 1.790 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng trên 3.140 người. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN Trong 24...