Thủ tướng Thái Lan kêu gọi tạm ngưng biểu tình chống chính phủ
Người đứng đầu chính phủ Thái Lan đã kêu gọi những người biểu tình hãy tạm hoãn kế hoạch của mình lại cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha vừa có bài phát biểu trên truyền hình theo đó kêu gọi những người biểu tình chống chính phủ hãy tạm ngưng kế hoạch ít nhất cho tới khi các đợt bùng phát Covid-19 kết thúc.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan đã diễn ra trong suốt hơn một tháng qua bất chấp dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, người đứng đầu chính phủ Thái Lan đã kêu gọi những người biểu tình hãy tạm hoãn kế hoạch của mình lại cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát. Ông Prayut Chan-o-cha cho biết thêm, Thái Lan hiện tại cần đoàn kết để chấm dứt cuộc khủng hoảng Covid-19 trước khi tập trung vào các vấn đề chính trị.
Thủ tướng Thái Lan lo ngại, các cuộc biểu tình lớn vào thời điểm này sẽ khiến Thái Lan đứng trước nguy cơ lớn về việc bùng phát dịch bệnh. Điều đó sẽ ảnh hưởng trầm trọng hơn đến kinh tế, vốn đã suy sụp từ đầu năm. Ông Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh, nếu dịch bệnh bùng phát trở lại thì chính phủ không loại trừ khả năng áp dụng các biện pháp giới nghiêm như trước.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết, ông cũng đã nhận được những yêu sách của người biểu tình đồng thời khẳng định tôn trọng ý kiến tuy nhiên kêu gọi không nên làm tình hình xấu đi. Thủ tướng cảnh báo, bất ổn chính trị sẽ trì hoãn phục hồi kinh tế vì nó làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư, ngăn cách khách du lịch đến với Thái Lan.
Các nhóm biểu tình chống chính phủ đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình lớn với khoảng 100.000 người tham dự vào ngày 19/9 tại Bangkok. Người biểu tình đưa ra yêu cầu phải sửa đổi hiến pháp, giải thể hạ viện và chấm dứt sự đe doạ vào những người chỉ trích chính phủ./.
Nhiều người trẻ Thái biểu tình đòi Thủ tướng từ chức
Các nhà hoạt động trẻ Thái Lan tập trung bên ngoài tòa nhà chính phủ, đốt ảnh của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và kêu gọi ông từ chức.
Trong tuần qua, các cuộc biểu tình quy mô nhỏ kêu gọi Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha từ chức đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh, trong bối cảnh 6 thành viên nội các nước này liên tiếp từ chức.
Những người biểu tình hôm nay đã đốt các bức ảnh của ông Prayut và cấp phó của ông, Prawit Wongsuwan. Niwiboon Chomphoo, một người biểu tình 20 tuổi, nói rằng ông Prayut phải chịu trách nhiệm vì nền hiến pháp "không đáng tin và không công bằng".
Người biểu tình Thái Lan kêu gọi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức tại Pathum Thani hôm 23/7. Ảnh: Reuters.
Những người phản đối cho rằng quân đội đã soạn thảo một đạo luật cơ bản nhằm đảm bảo ông Prayut duy trì quyền lãnh đạo với tư cách là thủ tướng dân sự sau cuộc bầu cử năm ngoái, khi các thành viên quân đội trong phe của ông đều nắm những vị trí chủ chốt.
Ông Prayut cũng phải đối mặt với thách thức để vực lại nền kinh tế được ngân hàng trung ương dự đoán có thể giảm tới mức kỷ lục 8,1% trong năm nay, trong khi 7-8 triệu người có thể đã mất việc, phần lớn do tác động từ Covid-19.
Những nhà hoạt động trẻ dự kiến tiếp tục biểu tình phản đối ông Prayut vào cuối tuần này.
Ông Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ thủ tướng Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Hàng nghìn thanh niên Thái Lan tính biểu tình vào cuối tuần Hàng nghìn thanh niên Thái Lan dự kiến biểu tình ở Bangkok vào cuối tuần để yêu cầu cải cách chế độ quân chủ ở nước này. Thái Lan chứng kiến các cuộc tuần hành của thanh niên diễn ra gần như mỗi ngày từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu cải tổ hoàn toàn chính quyền Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, cựu tư...