Thủ tướng Thái Lan hầu tòa
Lúc 10 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 6.5, thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã ra trình diện trước tòa để trả lời thẩm vấn về cáo buộc thao túng nhân sự ở cơ quan an ninh quốc gia.
Tòa hiến pháp Thái Lan – Ảnh: Minh Quang
Tòa hiến pháp Thái Lan đang xem xét cáo buộc từ các các thượng nghị sĩ. Cùng xuất hiện ở tòa với bà Yingluck có các luật sư và giới chức cao cấp trong nội các của bà thủ tướng.
Bà Yingluck quyết định tự đến tòa để cung cấp các lời khai về quyết định thay đổi nhân sự của mình thay vì thông qua luật sư.
Năm 2011, bà Yingluck quyết định thay ông Thawin Pliensi, Tổng thư ký Hội đồng quan an ninh quốc gia, bằng ông Paradorn Pattanathabutr.
Quyết định này bị chỉ trích là loại bỏ người của phe đối lập nhằm mục đích mang lại lợi ích cho đảng cầm quyền, tức đảng Puea Thai của bà Yingluck. Các thượng nghị sĩ cáo buộc động thái này là vi hiến.
Video đang HOT
Tòa hành chính tối cao cũng đã ra phán quyết về vụ việc hồi tháng 3 vừa qua. Theo đó, tòa cho rằng quyết định của bà Yingluck là sai trái, buộc bà hủy quyết định nói trên và phục chức cho ông Thawin.
Ông Thawin đã trở lại điều hành Hội đồng an ninh quốc gia từ tháng 4.
Sáng nay, tòa triệu tập thêm 3 nhân chứng khác thay vì 11 người theo đề nghị của bà Yingluck trước khi ra phán quyết cuối cùng.
Giới quan sát cho rằng nếu bị tòa tuyên là vi hiến, không chỉ bà Yingluck mà cả nội các của bà sẽ phải bị giải tán.
An ninh được thắt chặt xung quanh khu vực tòa án.
Theo TNO
Ông Abhisit không muốn đàm phán với ông Thaksin
Lãnh đạo đảng Dân chủ Thái Lan tuyên bố không muốn nói chuyện với ông Thaksin Shinawatra mặc dù lãnh đạo của đảng cầm quyền muốn đàm phán để giải quyết những vấn đề bất đồng cũng như tìm hướng ra cho cuộc khủng hoảng chính trị của nước này.
Một người ủng hộ ông Abhisit: Ảnh - Minh Quang
Cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva cũng là Chủ tịch đảng Dân chủ lên tiếng đòi gặp Thủ tướng Yingluck Shinawatra và cả anh trai của bà được xem là người có quyết định quan trọng của đảng cầm quyền Puea Thai. Tuy nhiên, hôm qua 27.4, lãnh đạo đảng Dân chủ nói lại là không muốn gặp ông Thaksin, người đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Ông Abhisit đang tiến hành cuộc vận động được gọi là trung gian hòa giải kéo dài 2 tuần để gặp người đứng đầu các đảng phái, tổ chức và những người có vai trò quyết định kể cả lãnh đạo phe biểu tình ông Suthep Thuagsuban với mục đích tìm ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn chính trị kéo dài gần 6 tháng nay ở Thái Lan.
Đáp lại lời kêu gọi này, cả Thủ tướng Yingluck và cựu Thủ tướng Thaksin cho biết sẵn sàng gặp mặt ông Abhisit. Bà Yingluck gọi đây là cuộc gặp gỡ của những người muốn quay đầu lại đối thoại thay vì quay lưng chống đối nhau gây tổn thất cho quốc gia.
Từ khi xảy ra khủng hoảng chính trị, bà Yingluck nhiều lần kêu gọi đàm phán nhưng đáp lại lời kêu gọi của bà chỉ là sự im lặng, kể cả đảng Dân chủ trong khi đó lại bị phe biểu tình chỉ trích, gọi bà thủ tướng là "mua" thời gian.
Trái lại, lời kêu gọi của ông Abhisit được nhiều bên quan tâm không phải bởi vai trò trung gian mà ý tưởng mới của ông.
Một trong những ý tưởng đáng chú ý đó là bầu cử và cải cách chính trị có thể tiến hành đồng thời. Ý tưởng này không mới ở Thái Lan nhưng cho thấy một chuyển động tích cực của đảng đối lập. Lâu nay ông Abhisit vẫn kiên trì với quan điểm cải cách phải được tiến hành trước bầu cử và chính quan điểm cứng rắn này khiến cuộc bầu cử ngày 2.2 vừa qua thất bại vì bị đảng của ông tẩy chay và những người ủng hộ đảng Dân chủ ngăn cản.
Quan điểm mới của lãnh đạo đảng Dân chủ không phải không gặp sự phản đối, nhất là từ phe "áo đỏ". Lực lượng ủng hộ chính phủ Thái Lan chỉ trích là "mị dân" vì cho rằng chính ông là người đứng đằng sau gây ra khủng hoảng. Tuy nhiên, phần lớn người dân ủng hộ ông bởi cùng với lời tuyên bố là hành động cụ thể, ông Abhisit liên tục làm chuyến "con thoi" gặp gỡ với những giới lãnh đạo có tiếng nói chính trị quyết định ở Thái Lan.
Giới quan sát còn lạc quan cho rằng đó là dấu hiệu tích cực cho thấy đảng Dân chủ có thể sẽ thay đổi ý định tẩy chay cuộc bầu cử sắp tới như đảng này từng làm. Ông Suthep lúc đầu phản đối quan điểm của ông Abhisit vì không chấp nhận bất kỳ ai làm trung gian cho mình nhưng sau đó ông thay đổi quan điểm, giải thích rằng ông không có ý nói đến lãnh đạo đảng Dân chủ mà ông từng là thành viên. Tuy nhiên, cho đến nay lãnh đạo phe biểu tình chưa rõ ràng ủng hộ hay phản đối quan điểm mới của ông Abhisit.
Thông qua luật sư của mình, cựu Thủ tướng Thaksin đánh giá cao hành động của ông Abhisit và sẵn sàng ngồi chung bàn đàm phán với lãnh đạo phe đối lập. Ông Thaksin, được xem là nhân tố chính dẫn đến xung đột ở Thái Lan, cho biết đang ở Mỹ để xúc tiến thương mại nhằm giúp Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng kinh tế vì căng thẳng chính trị và sẵn sàng lên lịch sau khi kết thúc chuyến đi này.
Tuy nhiên, đáp lại nhiệt tình của ông Thaksin là "gáo nước lạnh" từ ông Abhisit. Nhiều người tin rằng nếu lãnh đạo hai đảng đối lập ngồi lại với nhau sẽ giải quyết mâu thuẫn chính trị của nước này được cho là kéo dài kể từ khi ông Thaksin nắm chính phủ hồi năm 2001.
Theo TNO
Thái Lan: Một lãnh đạo phe áo đỏ bị bắn chết Khoảng 14 giờ chiều nay 23.4, một vụ nổ súng xảy ra ở Bangkok (Thái Lan) đã làm một lãnh đạo của phe áo đỏtử vong. Phe áo đỏ trong một cuộc xuống đường ở Bangkok, Thái Lan - Ảnh: Minh Quang Vụ việc xảy ra quá bất ngờ với nạn nhân và cả những người chứng kiến. Ông Kamon Duangphasuk, còn được...