Thủ tướng Thái Lan ăn cơm hộp trên đường đi thị sát địa phương
Để kịp thời gian tới tham dự cuộc tiếp dân, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha và đoàn tùy tùng của ông đã phải tranh thủ ăn cơm hộp trên xe.
Vào ngày 21/2, thủ tướng Prayut Chan-ocha cùng đoàn tùy tùng thực hiện chuyến thị sát địa phương ở 2 tỉnh Surat Thani và Krabi, miền nam Thái Lan. Theo đó, ông và đoàn tùy tùng di chuyển bằng chiếc máy bay C-130, nhưng chiếc máy bay đã gặp sự cố trên đường đi do một động cơ ngừng hoạt động.
Chiếc máy bay bị mất cân bằng nhưng may mắn thay cơ trưởng đã nhanh chóng kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, vì sự an toàn của người đứng đầu chính phủ, phi hành đoàn đã quyết định quay lại Bangkok mặc dù máy bay đã bay được hơn nửa chặng đường với 45 phút.
Sau đó, thủ tướng Prayut và đoàn tùy tùng bắt đầu lại hành trình bằng máy bay khác và đến nơi an toàn. Dù bị trễ thời gian so với dự kiến ban đầu nhưng khi đến nơi, vẫn rất đông người dân địa phương ngồi chờ ông.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha (bên phải) đang tranh thủ ăn cơm hộp trên xe.
Được biết, các chuyến tiếp xúc người dân như thế này thường được lên kế hoạch trước theo trình tự thời gian, nhưng vì sự cố máy bay nên mọi thứ đã bị xáo trộn, khiến thủ tướng Prayut và đoàn tùy tùng không kịp ăn cơm. Mặc dù vẫn có thể ăn bữa cơm đàng hoàng dành cho nguyên thủ quốc gia trước khi tới địa điểm tiếp dân, nhưng vì không muốn người dân phải chờ đợi quá lâu, thủ tướng Prayut đã tranh thủ ăn cơm hộp ngay trên xe.
Hình ảnh thủ tướng ăn cơm hộp trên xe nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội ở Thái Lan và gây ấn tượng rất tốt đối với người dân nước này.
Video đang HOT
Vào cuối tháng 3/2019, Thái Lan chuẩn bị tổ chức bầu cử chọn chính quyền dân sự. Ông Prayut được nhiều đảng tin tưởng, chọn làm người đại diện tham gia tranh cử chức thủ tướng trong chính quyền dân sự, nhưng cho tới nay ông vẫn chưa quyết định có nhận lời hay không.
Theo Saotar
Lợi ích tương trùng trong quan hệ Thái Lan - Malaysia
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có chuyến thăm Thái Lan trong hai ngày 24-25/10, hoạt động này là một phần trong chương trình thăm các nước Đông Nam Á sau khi ông lên nắm quyền hồi tháng 5/2018.
Những nội dung thảo luận và nhất trí của hai nhà lãnh đạo cho thấy Bangkok và Kuala Lumpur đã tìm thấy các lợi ích tương trùng trong quan hệ song phương và hướng tới một quan hệ ổn định khăng khít hơn trong tương lai.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (trái), và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha bắt tay sau một cuộc họp báo chung tại nhà chính phủ ở Bangkok, Thái Lan, ngày 24/10. Ảnh: AP
Chủ đề chính được lãnh đạo Thái Lan và Malaysia thảo luận trong chuyến thăm là hợp tác an ninh, đặc biệt là việc giải quyết cuộc xung đột ở miền Nam Thái Lan, đã khiến hơn 7.000 người thiệt mạng trong hơn một thập niên qua. Đây cũng là vấn đề khúc mắc lớn nhất giữa hai nước, mà nguyên do từ lịch sử tồn tại của các tiểu quốc Hồi giáo tại khu vực giáp ranh.
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Prayut Chan-ocha tại Văn phòng Chính phủ Thái Lan, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã cam kết "làm tất cả những gì có thể" để đem đến hòa bình tại khu vực miền Nam Thái Lan, vốn chìm đắm trong bạo loạn suốt hơn 10 năm qua.
Nhà lãnh đạo lão luyện của quốc gia Hồi giáo đã tuyên bố tại thủ đô của Vương quốc Phật giáo láng giềng rằng đó "không chỉ là việc thảo luận hay soạn ra các hiệp định, đó là quan hệ hợp tác thực sự giữa hai nước láng giềng hữu nghị và chúng tôi muốn tiếp nối tình hữu nghị đó".
Cũng trong cuộc gặp gỡ báo chí này, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha khẳng định ý chí đối thoại hòa bình của chính quyền Bangkok với các nhóm ly khai ở miền Nam là nguyên vẹn với sự hỗ trợ của Malaysia.
Lãnh đạo hai nước cũng đã cam kết mở rộng phạm vi hợp tác vượt qua khỏi các lĩnh vực an ninh để hướng tới hợp tác phát triển kinh tế. Thủ tướng Malaysia và Thủ tướng Thái Lan đã cùng kêu gọi các quốc gia trong khu vực hợp tác chặt chẽ để cùng nhau vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Hai bên đều chia sẻ quan điểm rằng trong bối cảnh khu vực và thế giới ngày càng nhiều thách thức, nảy sinh từ cạnh tranh của các cường quốc, các nước trong khu vực nhất thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và phát triển.
Trước đây, trong không gian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự nghi ngại lẫn nhau về thiện chí tạo lập hòa bình ở các tỉnh miền Nam Thái Lan vẫn là khúc mắc của quan hệ Thái Lan - Malaysia, hai thành viên sáng lập khối. Đây cũng có thể là lý do khiến trong thời gian 22 năm đầu cầm quyền của ông Mahathir, quan hệ Thái Lan - Malaysia đã ở trong trạng thái "không tốt, không xấu".
Hai nước láng giềng vẫn cạnh tranh nhau vị thế nền kinh tế công nghiệp mới hàng đầu trong khu vực. Trong những năm 1980, Thái Lan là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và Malaysia cũng là một "con hổ kinh tế", tập trung vào hiện đại hóa nền kinh tế và trở thành một quốc gia Hồi giáo hàng đầu.
Tuy nhiên, trong các cuộc họp không chính thức giữa hai bên kể từ tháng 5, trước chuyến thăm của Thủ tướng Mahathir, cả hai bên đã thống nhất rằng tiến trình hòa bình trong hoàn cảnh hiện tại sẽ mang tính "bao quát" với "sự tham gia của tất cả các bên liên quan".
Tính toán chiến lược mới của Kuala Lumpur trong vấn đề này đã tạo ra những cơ hội mới để cải thiện quan hệ hai nước. Ở phía bên kia, các nhà lãnh đạo ở Bangkok cũng muốn tập trung giải quyết vấn đề miền Nam. Sau nhiều thập niên tập trung vào các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), Thái Lan hiện đang chú ý đến việc quản lý khu vực biên giới với Malaysia.
Các quan chức cấp cao hai nước đã gặp nhau để thảo luận về nhiều đề xuất thúc đẩy thương mại biên giới như một phần của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và kết nối. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế không sáng sủa nếu không có tiến triển đáng kể làm dịu tình hình biên giới bất ổn. Hơn nữa, tình trạng thiếu luật pháp và trật tự dọc theo biên giới là nguyên nhân phát sinh nạn buôn lậu vũ khí, ma túy, buôn người.
Không có hòa bình lâu dài dọc theo biên giới Thái Lan - Malaysia, việc kiểm soát, xử lý những thách thức xuyên quốc gia như chủ nghĩa cấp tiến và cực đoan cũng hết sức khó khăn. Trong vài năm qua, Malaysia cũng đã phải đối mặt với nhiều hình thức cực đoan và chủ nghĩa cấp tiến. Kuala Lumpur cũng quan ngại về hiệu ứng mất an ninh lan rộng trên cả bán đảo đến tận Sabah và Sarawak.
Giới quan sát nhận định chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia tới Thái Lan lần này có thể sẽ được ghi dấu trong lịch sử vì đây là một cơ hội rõ rệt để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng lâu dài ở bán đảo Mã Lai. Để kết thúc cuộc xung đột ở miền Nam Thái Lan, đòi hỏi một cuộc đối thoại bền vững của tất cả các bên với những thay đổi hữu hình trên thực địa.
Cuộc bầu cử sắp tới ở Thái Lan, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/2/2019, có thể dẫn tới việc nước này có một chính phủ dân sự mới, bởi vậy vẫn phải chờ xem chính phủ mới ở Thái Lan sẽ tiếp cận quá trình hòa bình như thế nào. Tuy nhiên, những kết quả trong chuyến thăm của ông Mahathir cho thấy hai bên đã đều xem hiện tại là thời điểm thích hợp để mở hết tốc lực cho cỗ máy hòa bình.
Có thể nói, trên cơ sở lợi ích tương trùng, các nhà lãnh đạo Thái Lan và Malaysia đã tìm thấy động lực mới cho hợp tác trên nhiều mặt, bắt đầu từ hợp tác để giải quyết vấn đề miền Nam Thái Lan. Quan hệ Thái Lan - Malaysia là một mối quan hệ lịch sử và hai bên đều hiểu rõ về nhau.
Giờ đây, như lời Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, hai bên đã "hiểu biết hơn về các quan ngại cũng như hạn chế của nhau", và một cách tư duy mới, tư duy hợp tác chân thành và toàn diện, sẽ giúp hai bên cùng đi đến đích.
Sơn Nam (Phóng viên TTXVN tại Thái Lan)
Theo baotintuc
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố trừng phạt kẻ tung tin đảo chính Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha hôm 11-2 bác tin đồn "đảo chính" đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội kể từ cuối tuần rồi. Thủ tướng Prayut khẳng định với các phóng viên rằng một tài liệu đang được lan truyền rộng rãi tại Thái Lan nói rằng các tướng quân đội cấp cao đã bị sa thải là...