Thủ tướng Thái giải tán quốc hội, 140.000 người biểu tình đổ về Bangkok
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 9/12 đã thông báo giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Tuy nhiên, phe biểu tình tuyên bố quyết chiến, với ước tính 140.000 người đổ xuống đường phố ở Bangkok.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Trong bài phát biểu tới người dân được phát trực tiếp trên truyền hình vào sáng nay, bà Yingluck đã thông báo quyết định giải tán quốc hội và sẽ tổ chức bầu cử sớm nhất có thể.
“Vào lúc này, khi có nhiều người phản đối chính phủ từ nhiều nhóm khác nhau, cách tốt nhất là trao lại quyền lực cho người dân Thái và tổ chức một cuộc bầu cử. Người Thái sẽ quyết định”, nữ Thủ tướng nói.
Bà Yingluck không công bố thời điểm bầu cử cụ thể nhưng cho biết sẽ tiến hành sớm nhất có thể.
Động thái trên diễn ra sau khi tất cả các nghị sĩ đối lập ngày 8/12 đã từ chức khỏi quốc hội và phe đối lập kêu gọi một cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Bangkok vào hôm nay.
Bà Yingluck đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2011. Nhưng những người biểu tình cáo buộc rằng chính phủ hiện thời do anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, kiểm soát và muốn bà từ chức.
Phe đối lập quyết chiến bất chấp kế hoạch bầu cử
Những người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan hôm nay đã tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck bất chấp lời kêu gọi bầu cử sớm của bà.
Video đang HOT
“Phong trào sẽ tiếp tục đấu tranh. Mục tiêu của chúng tôi là nhổ tận gốc chính quyền Thaksin. Mặc dù quốc hội bị giải tán và sẽ có bầu cử mới nhưng chính quyền Thaksin vẫn còn đó”, thủ lĩnh phong trào biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban tuyên bố.
Những người biểu tình muốn thay thế chính phủ của bà Yingluck bằng “Hội đồng Nhân dân” và hạn chế sự ảnh hưởng của ông Thaksin, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính 7 năm trước.
Ông Suthep Thaugsuban đã kêu gọi một cuộc biểu tình lớn vào ngày hôm nay 9/12, được gọi là “ngày phán xét”, để lật đổ chính phủ.
140.000 người tràn phố Bangkok, nhiều khu vực bị tê liệt
Người biểu tình tại Bangkok ngày 9/12.
Theo Trung tâm quản lý Hòa bình và Trật tự, cơ quan được lập ra nhằm giải quyết khủng hoảng, cho tới giữa sáng ngày 9/12, ước tính khoảng 100.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình của những người đòi thủ tướng Yingluck phải từ chức. Thông tin mới nhất cho thấy số người tham dự biểu tình đã lên đến khoảng 140.000 người.
Những người biểu tình đã tuần hành dọc nhiều tuyến phố ở Bangkok để tiến tới các trụ sở chính phủ, mục tiêu chính của những người biểu tình, làm tê liệt nhiều khu vực của thủ đô.
Các cuộc biểu tình hiện nay ở Bangkok bắt đầu từ hơn một tháng trước, với nhiều cuộc đụng độ trên phố giữa người biểu tình và cảnh sát vào tuần trước. Cảnh sát đã phải dùng đến đạn hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để ngăn chặn người biểu tình ném đá.
Các cuộc bạo loạn đã khiến 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Giới chức trách cho hay sẽ cố gắng tránh đối đầu tiếp với người biểu tình.
“Cảnh sát không được trang bị vũ khí. Họ chỉ được trang bị khiên và gậy. Chúng tôi sẽ không dùng hơi cay hoặc nếu không có lựa chọn khác, việc sử dụng sẽ rất hạn chế”, Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Jarupong Ruangsuwan cho biết trong cuộc họp báo trên truyền hình vào cuối ngày chủ nhật. “Chính phủ tin chúng tôi có thể kiểm soát được tình hình. Chúng tôi sẽ tập trung vào thương thuyết”.
Theo Dantri
Thủ tướng Thái giải tán quốc hội, phe biểu tình quyết chiến
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 9/12 đã thông báo giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Tuy nhiên, phe biểu tình tuyên bố tiếp tục cuộc chiến nhằm lật đổ chính phủ bằng một cuộc biểu tình lớn vào hôm nay.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Trong bài phát biểu tới người dân được phát trực tiếp trên truyền hình vào sáng nay, bà Yingluck đã thông báo quyết định giải tán quốc hội và sẽ tổ chức bầu cử sớm nhất có thể.
"Vào lúc này, khi có nhiều người phản đối chính phủ từ nhiều nhóm khác nhau, cách tốt nhất là trao lại quyền lực cho người dân Thái và tổ chức một cuộc bầu cử. Người Thái sẽ quyết định", nữ Thủ tướng nói.
Bà Yingluck không công bố thời điểm bầu cử cụ thể nhưng cho biết sẽ tiến hành sớm nhất có thể.
Động thái trên diễn ra sau khi tất cả các nghị sĩ đối lập ngày 8/12 đã từ chức khỏi quốc hội và phe đối lập kêu gọi một cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Bangkok vào hôm nay.
Bà Yingluck đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2011. Nhưng những người biểu tình cáo buộc rằng chính phủ hiện thời do anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, kiểm soát và muốn bà từ chức.
Phe đối lập quyết chiến bất chấp kế hoạch bầu cử
Những người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan hôm nay đã tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck bất chấp lời kêu gọi bầu cử sớm của bà.
"Phong trào sẽ tiếp tục đấu tranh. Mục tiêu của chúng tôi là nhổ tận gốc chính quyền Thaksin. Mặc dù quốc hội bị giản tán và sẽ có bầu cử mới nhưng chính quyền Thaksin vẫn còn đó", thủ lĩnh phong trào biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban tuyên bố.
Những người biểu tình muốn thay thế chính phủ của bà Yingluck bằng "Hội đồng Nhân dân" và hạn chế sự ảnh hưởng của ông Thaksin, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính 7 năm trước.
Ông Suthep Thaugsuban đã kêu gọi một cuộc biểu tình lớn vào ngày hôm nay 9/12, được gọi là "ngày phán xét", để lật đổ chính phủ.
Đáp lại lời kêu gọi đó, hơn 1.000 người biểu tình sáng nay đã bắt đầu tuần hành từ một tòa nhà chính phủ ở ngoại ô phía bắc Bangkok để tiến về văn phòng thủ tướng, mục tiêu chính của cuộc biểu tình.
Những người khác tập trung tại các địa điểm khác trong thành phố trước khi đổ về văn phòng thủ tướng. Ước tính hàng chục nghìn người sẽ tham gia cuộc biểu tình vào hôm nay.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Bangkok những ngày qua đã khiến 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Đây là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất tại Thái Lan kể từ năm 2010.
Theo Dantri
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố sẵn sàng từ chức Thủ tướng Thái Lan tuyên bố bà sẵn sàng từ chức để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay với điều kiện tất cả các đảng không được tẩy chay cuộc tổng tuyển cử sớm và người biểu tình phải chấp nhận kết quả bầu cử. Bà Yingluck đang phải đối mặt với làn sóng biểu tình lớn nhất kể từ...