Thủ tướng Thái đương đầu với bỏ phiếu bất tín nhiệm
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Sinawatra hôm qua bắt đầu trải qua vòng bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện, trong khi hàng trăm nghìn người Thái Lan đổ xuống đường biểu tình đòi bà từ chức.
Thủ tướng Yingluck trả lời phỏng vấn trước phiên thảo luận tại Hạ viện hôm qua. Ảnh: AFP
Các nghị sĩ sẽ thảo luận trong hai ngày trước phiên bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào ngày mai. Đây là nỗ lực nhằm hạ bệ bà Yingluck của đảng Dân chủ, phe đối lập với liên minh cầm quyền.
Tờ Bangkok Post dẫn lời ông Abhisit trong phiên thảo luận cho biết, số người biểu tình tăng cao trong những tuần trở lại đây bởi họ không thể chấp nhận việc Thủ tướng Yingluck “chỉ chăm lo cho lợi ích cá nhân và phe phái mình”.
Video đang HOT
Cựu thủ tướng cáo buộc sự không minh bạch và biển hiện tham nhũng của chính phủ, cũng như thái độ phản kháng trước việc Tòa án Hiến pháp phủ quyết Đạo luật ân xá do Thượng viện Thái Lan thông qua. Đây là đạo luật được cho là mở đường cho cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck, về nước sau nhiều năm sống lưu vong. Trong phiên thảo luận, các nghị sĩ của phe đối lập thậm chí còn chê trí thông minh của thủ tướng.
Thủ tướng Yingluck cho rằng, cáo buộc của ông Abhisit là rất nghiêm trọng và không công bằng. Bà cũng chế giễu nhận xét của các nghị sĩ. “Đối với những ý kiến cho rằng tôi thiếu kiến thức và trí khôn, hay nói cách khác là tôi ngu dốt, thật khó để giải thích cho các vị (đối lập), bởi cho dù tôi nói bất cứ điều gì các vị cũng sẽ không tin, bởi chúng ta chưa bao giờ cùng làm việc”, bà Yingluck nói.
“Nhưng các bộ trưởng và quan chức chính phủ, những người làm việc cùng tôi thì hiểu rất rõ, bởi chúng tôi sử dụng cái đầu để giải quyết vấn đề”.
Những ngày qua hàng trăm nghìn người đã đổ ra các đường phố Bangkok, thậm chí chiếm trụ sở công quyền, thề lật đổ chính phủ bị cho là quá thân với cựu thủ tướng Thaksin của bà Yingluck. Bà là em gái của ông Thaksin, người đã sống lưu vong nhiều năm qua để tránh án tù hai năm vì tội tham nhũng.
Trước làn sóng biểu tình lớn, bà Yingluck quyết định ban hành Luật An ninh Nội địa trên toàn thủ đô, nhưng nhấn mạnh chính phủ sẽ không dùng vũ lực với người dân, đồng thời khẳng định bà “không có ý định từ chức hay giải tán Quốc hội”.
Theo VNE
Quốc hội Thái Lan thảo luận kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Yingluck
Một ngày sau cuộc biểu tình quy mô chống chính phủ, hôm qua 25/11 đến lượt các đại biểu Quốc hội Thái Lan thảo luận về khả năng bỏ phiếu bất tin nhiệm nữ Thủ tướng Yingluck.
Hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại Bangkok.
Ngày 25/11 tại Quốc hội, phe đối lập Thái Lan bắt đầu thảo luận về khả năng bỏ phiếu bất tín nhiệm bà Yingluck Shinawatra. Kiến nghị bất tín nhiệm liên quan đến cá nhân thủ tướng Thái và ba bộ trưởng trong nội các của bà. Một dân biểu đối lập thuộc đảng Dân chủ, ông Jurin Laksanavisit cho biết thủ tướng Yingluck trong tầm ngắm của đối lập do bà "không bài trừ tham nhũng như đã hứa" khi lên cầm quyền cách đây 16 tháng.
Nghiêm trọng hơn là "bà đã để cho một số người ở bên ngoài can thiệp vào các hoạt động của chính quyền". Ông Jurin Laksanavisit muốn ám chỉ ảnh hưởng không nhỏ của thủ tướng bị lật đổ Thaksin, anh trai của bà Yingluck. Những đối thủ của đương kim thủ tướng Thái tố cáo bà là "con rối trong tay ông Thaksin" đang sống lưu vong.
Ngày 28/11/2012, Quốc hội sẽ biểu quyết về kiến nghị này.
Trả lời báo chí, bà Yingluck tin tưởng rằng nội các của bà sẽ đứng vững trong đợt đọ sức lần này với các phe đối lập.
Đảng Puea Thai của bà Yingluck Shinawatra đứng đầu liên minh cầm quyền gồm sáu đảng. Sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6/2011, liên minh cầm quyền chiếm 3/5 số ghế tại Quốc hội. Do vậy theo giới phân tích, kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Thái ít có khả năng được thông qua.
Hôm 24/11, khoảng 20.000 người biểu tình tại thủ đô Bangkok chống chính phủ. Số người tham dự thấp hơn rất nhiều so với chờ đợi của ban tổ chức. Đảng Pitak Siam và các thành phần chống đối kỳ vọng huy động được một nửa triệu người trong cuộc biểu dương lực lượng nói trên. Song đây cũng là cuộc biểu tình quy mô nhất của phe đối lập kể từ khi bà Yingluck lên cầm quyền.
Theo Dantri
Biểu tình Thái Lan: Nguy cơ bất ổn lan rộng Người biểu tình tiếp tục chiếm giữ trụ sở các cơ quan chính phủ và tuyên bố sẽ tiếp tục cho đến khi chính phủ sụp đổ. Ngày 26/11, người lãnh đạo biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban tuyên bố sẽ không chấm dứt các cuộc tuần hành trên đường phố cho đến khi giải tán được đảng phái chính trị của cựu...