Thủ tướng: Tàu nào cũng hư hỏng nhưng quyết không lùi bước
“Ở trên thực địa dù Việt Nam chỉ có chừng 30 tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư, tàu nào cũng hỏng, móp méo, phải vào xưởng sửa chữa 2-3 lần vì bị tàu phía Trung Quốc đâm va; nhưng vẫn quyết bám trụ thực địa để phản đối, đuổi giàn khoan”.
Tại phiên họp Chính phủ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam không bất ngờ với âm mưu của Trung Quốc, đặt giàn khoan là hành động tiếp diễn của tham vọng “đường lưỡi bò” tại Biển Đông.
Đối phó với sự xâm phạm của Trung Quốc, Thủ tướng cho biết Việt Nam giữ vững quan điểm quyết liệt phản đối bằng biện pháp đấu tranh hoà bình.
“Ở trên thực địa, dù Việt Nam chỉ có chừng 30 tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư, tàu nào cũng hỏng, móp méo, phải vào xưởng sửa chữa 2-3 lần vì bị tàu phía Trung Quốc đâm va nhưng lực lượng chấp pháp vẫn quyết bám trụ với tinh thần dù có thể yếu hơn nhưng vẫn kiên quyết có mặt, bám trụ thực địa để phản đối, đẩy, đuổi người vi phạm” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng: “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định để làm ăn”.
Cũng theo Thủ trướng, Việt Nam liên tục đấu tranh ngoại giao yêu cầu Trung Quốc phải phải rút giàn khoan. Đến thời điểm này đã có trên 30 cuộc gặp các cấp lãnh đạo được tiến hành giữa hai bên.
Việt Nam cũng thông báo trung thực đến thế giới về hành vi sai trái của Trung Quốc và thiện chí của Việt Nam. Bạn bè quốc tế đã thừa nhận ý chí bảo vệ chủ quyền của Việt Nam là kiên định, không lùi bước. Việt Nam thể hiện rõ thiện chí mong muốn xử lý vấn đề bằng hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế. Và chính nghĩa luôn được ủng hộ khi chưa có lãnh đạo nào trên thế giới tuyên bố việc làm (hạ đặt giàn khoan) của Trung Quốc là nằm trong vùng biển của nước này.
Thủ tướng lưu ý chủ trương tiếp tục duy trì chính sách công khai dư luận nhưng tuyệt đối không dung dưỡng tư tưởng bài Hoa, kích động hận thù dân tộc mà tiếp tục coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trên các lĩnh vực. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là đấu tranh hòa bình, chính nghĩa, đòi hỏi chủ quyền phù hợp luật pháp quốc tế, chủ quyền 200 hải lý.
“Việt Nam không thể vì “tình hữu nghị” mà im lặng, khi Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Họ dùng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam như thế, ta phải nói nhưng không kích động nhân dân 2 nước Việt Nam – Trung Quốc đối đầu nhau” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng thông tin, lãnh đạo Việt Nam sẽ cân nhắc và quyết định việc sử dụng các biện pháp pháp lý theo luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và lợi ích chính đáng của mình.
10.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi để ngư dân đóng tàu vỏ thép
Video đang HOT
Phiên họp tháng 5 của Chính phủ tập trung bàn thảo những biện pháp ổn định sản xuất, môi trường đầu tư (ảnh: Chinhphu.vn).
Trong chương trình làm việc phiên họp tháng 5, Chính phủ cũng thống nhất quan điểm với dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản.
Chính sách đưa ra điều kiện cho vay với ngư dân đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần sẽ được sử dụng chính những tài sản này để thế chấp vay vốn. Về vốn vay đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới, ngư dân được vay đến 90% tổng giá trị con tàu trong 10 năm, đóng tàu vỏ gỗ là 70% (gồm cả ngư cụ, thiết bị trên tàu) trong thời gian dài. Lãi suất cho vay chỉ 3-5%.
Ngư dân còn được vay vốn lưu động để hoạt động, bao gồm cả tàu khai thác và tàu làm dịch vụ. Cụ thể, các tàu khai thác sẽ được vay vốn lưu động tối thiểu 200 triệu đồng/năm; tàu dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ được vay tối thiểu 500 triệu đồng/năm. Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản có hợp đồng tiêu thụ tối thiểu 1 năm được vay tối thiểu 60% giá trị hợp đồng cung cấp, với lãi suất thấp nhất trong lãi suất cho vay ngắn hạn…
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát tính toán, nguồn lực tài chính thực hiện các chính sách căn cứ trên số đối tượng được hưởng chính trên cơ sở số liệu tàu cá và diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay là 117.116 tàu cá, trong đó có 28.561 tàu cá xa bờ.
Ngân sach nha nươc đầu tư xây dựng hạ tầng cang ca, khu neo đâu tranh tru bao, trạm bờ và trang thiết bị thông tin đầu cuối trên tàu khai thác hai san, ha tâng san xuât giông, nuôi trông thuy san giai đoan 2015-2020 khoảng 20.000 ty đông.
Hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 435 tỷ đồng cho chương trình. Nguồn vốn tín dụng được chuẩn bị10.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất thấp nhất.
P.Thảo
Theo Dantri
"Việt Nam đang củng cố hồ sơ khởi kiện Trung Quốc"
Việt Nam đã 26 lần yêu cầu Trung Quốc gặp gỡ ở các cấp lãnh đạo khác nhau để trao đổi, giải quyết vụ giàn khoan nhưng mới duy nhất một lần Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thực hiện việc gặp gỡ. Hiện, Việt Nam đang củng cố hồ sơ khởi kiện...
Đây là những thông tin Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo chí bên lề phiên họp ngày 24/5 của Quốc hội;.
Dư luận hiện đánh giá cao, hết sức ủng hộ phát biểu mạnh mẽ, đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines về tình hình Biển Đông. Báo cáo của Chính phủ về vấn đề này cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Quốc hội. Quốc hội hướng tới giải pháp cụ thể nào cho tình hình hiện nay?
Là một đại biểu Quốc hội, tôi rất đồng tình với phát biểu của Thủ tướng. Quan điểm Việt Nam rất rõ ràng, cần phải nêu để thế giới thấy rằng, chúng ta rất yêu chuộng hòa bình nhưng chúng ta luôn coi trọng chủ quyền, như Bác Hồ nói không có gì quý hơn độc lập tự do, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng.
Chúng tôi rất tâm đắc quan điểm không thể đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông cũng như đồng tình với so sánh, "vàng thì rất quý giá nhưng chủ quyền còn quý hơn vàng", chủ quyền, độc lập không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì.
Vậy nên Việt Nam luôn chủ trương sử dụng biện pháp hòa bình đấu tranh cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho giải pháp tự vệ.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: "Việt Nam đang củng cố hồ sơ khởi kiện Trung Quốc".
Hiện ta đang củng cố hồ sơ, chứng cứ để làm cơ sở khởi kiện ra tòa án quốc tế. Nếu Trung Quốc không có động thái xuống thang, rút bỏ giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam thì chúng ta sẽ tiến hành biện pháp mạnh hơn.
Tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao chiều qua, đại diện lãnh đạo UB Biên giới quốc gia của Việt Nam cũng khẳng định điều đó. Đại diện UB Biên giới đã đưa ra những bằng chứng cụ thể, mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa theo đúng quy định của Công ước luật Biển.
Ông đánh giá thế nào về những thuận lợi, khó khăn của Việt nam trong việc khởi kiện Trung Quốc?
Chắc chắn sẽ có những khó khăn nhưng rõ ràng Việt Nam đã thực hiện quyền quản lý của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa từ ngàn xưa. Cha ông ta đã có những đội lính như Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải từ ngày đó. Rất nhiều chứng cứ như mới đây, vừa có thêm một quyển atlas của nước ngoài được đưa về càng khẳng định thêm chủ quyền của Việt nam với 2 quần đảo.
Nhưng quan trọng nhất, tôi nghĩ là tinh thần đoàn kết của người dân, sao để triệu triệu người như một. Đó mới là sức mạnh lớn nhất của chúng ta, để bao bọc từng hòn đảo, để bảo vệ chủ quyền. Khi triệu người như một thì sức mạnh đó không thế lực nào địch được.
Ông có tin khả năng thắng kiện của Việt Nam khi đưa vấn đề ra tòa án quốc tế?
Tôi tin vào chính nghĩa của chúng ta và với hồ sơ chứng cứ đang chuẩn bị, tôi tin chúng ta đủ cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình. Hồ sơ càng đầy đủ, chắc chắn thì càng phải có thêm nhiều căn cứ và lý lẽ để đấu tranh.
Cũng trong chuyến thăm, làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo Thượng viện, Hạ viện Philippines đã nhận được sự ủng hộ từ Nghị viện nước bạn. Lãnh đạo Hạ viện Philippines cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm như huy động những nghị sĩ người gốc Hoa lên tiếng phản đối hành động sai trái của Trung Quốc trong khu vực. Người đứng đầu Hạ viện Philippines cũng nêu rõ, việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Biển Đông là sai phạm so với Công ước luật Biển 1982. Ông nhận định thế nào về những kinh nghiệm phía bạn chia sẻ?
Chúng ta luôn trân trọng hòa bình, trân trọng mối quan hệ, tình cảm giữa nhân dân 2 nước Việt - Trung. Còn bà con người Việt gốc Hoa ở Việt Nam cũng thể hiện thái độ không đồng tình với việc làm của Trung Quốc vừa qua. Bà con đã định cư, ăn ở, sinh sống, làm ăn ở Việt Nam, trở thành công dân của Việt Nam, rất được chào đón, hoan nghênh. Ngay cả trong số công nhân Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam, nhiều người vẫn rất mong muốn tiếp tục ở lại làm việc. Và chúng ta tạo điều kiện tối đa cho hoạt động giao hảo giữa nhân dân 2 nước.
Có thể nói Chính phủ, Nhà nước để ngỏ mọi khả năng trong việc xử lý vấn đề Biển Đông?
Chính phủ và Quốc hội luôn luôn thống nhất quan điểm về việc giải quyết vấn đề trên Biển Đông. Vấn đề là vừa qua, Bộ Ngoại giao chúng ta đã 26 lần yêu cầu Trung Quốc gặp gỡ ở các cấp lãnh đạo khác nhau để trao đổi nhưng mới duy nhất một lần Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thực hiện việc tiếp xúc, gặp gỡ với Việt Nam. Chúng ta rõ ràng đã rất cầu thị, mong muốn giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình.
Với thái độ bất hợp tác như vậy, chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng phương pháp hòa bình như thế nào?
Tôi cho rằng rồi cũng đến lúc Trung Quốc phải thay đổi phương thức vì nói mãi mà anh không chịu gặp thì thế giới sẽ nhìn nhận, đánh giá thế nào. Một đất nước tự nhận là đứng thứ 2 thế giới mà giữ quan điểm như thế thì chính Trung Quốc sẽ bị cô lập, tự mình đánh mất mình về uy tín.
Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề là chúng ta có thể nhẫn nhịn được đến bao giờ. Gần 1 tháng trôi qua đã phải là thời điểm đến giới hạn sự kiên nhẫn của chúng ta chưa?
Tôi nghĩ đất nước đã có 4.000 năm lịch sử, càng phải kiên nhẫn. Đã vì hòa bình và độc lập nhất quyết phải kiên nhẫn, phải bằng biện pháp hòa bình để đấu tranh, giải quyết vấn đề, không có cách nào khác được.
Trong cuộc thi gan này, hàng ngày chúng ta vẫn phải tiêu tốn cho tàu thuyền ra khu vực giàn khoan hạ đặt để tuyên truyền, kêu gọi, xua đuổi Trung Quốc, các lực lượng chấp pháp, ngư dân của ta cũng vẫn phải ngày này đối mặt với nguy cơ có thể nguy hiểm đến tài sản, tính mạng. Sức chịu đựng của chúng ta còn có thể duy trì đến khi nào, thưa ông?
Bà con của chúng ta phải nói là thực sự dũng cảm và ngoài việc hành nghề, đánh bắt để mưu sinh thì sự hiện diện của ngư dân cũn là khẳng định chủ quyền của chúng ta với biển đảo. Việc này hết sức đáng quý và Chính phủ sẽ có những chính sách để hỗ trợ cho đồng bào trong lúc khó khăn như về tàu thuyền, phương tiện, vốn liếng...
Những vụ đâm va của tàu Trung Quốc vừa qua mới chỉ gây hư hỏng tàu thuyền của lực lượng chấp pháp, ngư dân ở mức độ phải dừng hoạt động, kéo đi sửa chữa. Nhưng dư luận lo lắng, làm cách nào để tránh nếu phía Trung Quốc có hành động bạo lực gia tăng hơn, đâm chìm tàu, có thể gây thiệt hại cả về tính mạng cho người của ta?
Đây mới chỉ là phỏng đoán. Còn chúng ta tùy theo diễn biến tình hình để có hướng xử lý cho đúng với thực tế. Đó là sự khôn khéo, linh hoạt của chúng ta, không thể nóng vội trong việc này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
P.Thảo
Theo Dantri
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2014 Ngày 29/5, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2014 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2014. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ cho rằng, những diễn biến phức tạp ở Biển Đông khi Trung...