Thủ tướng: Tăng cường chống tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai
Nhấn mạnh đất đai là vấn đề nhạy cảm, Thủ tướng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước tăng cường phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất.
Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi kết luận Hội nghị góp ý kiến dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết số 19 của Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hội nghị diễn ra sáng 30/8.
Là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 19, Thủ tướng nhận định sau gần 10 năm thực hiện nghị quyết này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát huy nguồn lực từ đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập nghiên cứu, chắt lọc, tiếp thu tối đa những đề xuất, kiến nghị được đưa ra, nhất là về những vấn đề còn có ý kiến băn khoăn và khác nhau; hoàn thiện báo cáo tổng kết để trình các cấp có thẩm quyền trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất. Ảnh: VGP.
“Đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội, mọi người dân. Do vậy, phải tìm ra được nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc; lựa chọn những vấn đề quan trọng nhất, thiết thực nhất để đưa ra các giải pháp mang tính đột phá nhằm giảm tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai”, Thủ tướng quán triệt.
Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất. Đặc biệt, chú trọng giải phóng tối đa, khai thác, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai để góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Phát biểu đề dẫn trước đó, Trưởng ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết công tác tổng kết đã được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc; nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp nội dung tổng kết ở các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương; lấy ý kiến của nhiều nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành có tâm huyết và kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai.
Bên cạnh những vấn đề Thủ tướng yêu cầu thảo luận và góp ý kiến, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu thêm những điểm mới trong dự thảo báo cáo tổng kết.
Video đang HOT
Các đại biểu dự hội nghị cho rằng việc tổng kết Nghị quyết 19 có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, định hướng mới, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện thể chế quản lý và sử dụng đất đai.
Trọng tâm được các đại biểu đề cập là sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai, tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Thủ tướng phân công nhiệm vụ từng thành viên BCĐ Quốc gia chống dịch
Thủ tướng vừa ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngay sau khi Ban Chỉ đạo được kiện toàn.
Quyết định số 84 về việc ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch ký.
Về nguyên tắc làm việc, Ban Chỉ đạo hoạt động thường xuyên, thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của thành viên, Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện
Theo sự phân công, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho các phó ban và thành viên Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho các phó ban và thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch. Ảnh: VGP.
Ông cũng là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban An sinh xã hội và Tiểu ban An ninh trật tự xã hội; xử lý vấn đề liên quan đến hoạt động của các Tiểu ban theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Phó ban Chỉ đạo, Trưởng tiểu ban Tài chính, hậu cần là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Tài chính, hậu cần.
Đồng thời, Phó thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo xử lý vấn đề liên quan đến ngân sách Nhà nước, thuế, bảo hiểm, lãi suất ngân hàng, cơ chế mua sắm, giá dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, những khoản hỗ trợ đối với người dân, đặc biệt là người mất việc làm, người xa quê tại địa bàn thực hiện giãn cách xã hội.
Ông Khái cũng chỉ đạo việc bảo đảm kinh phí, phân bổ và quản lý việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch; chỉ đạo việc thực hiện mua sắm vaccine, vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc... phục vụ phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo triển khai phương án mua sắm dự phòng để sẵn sàng hỗ trợ cho địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng đáp ứng tại chỗ của địa phương...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó ban Chỉ đạo được phân công trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Y tế; trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế trong nước; chỉ đạo việc áp dụng giải pháp phòng, chống dịch để bảo đảm tính liên tục của hoạt động giáo dục...
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó ban Chỉ đạo, được giao làm đầu mối phối hợp giữa cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong việc xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, kể cả việc chỉ đạo sửa đổi, bổ sung quy định của các luật liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Ông cũng được phân công giám sát việc thực hiện quy định của luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Phó ban Chỉ đạo, Trưởng tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Đồng thời, chỉ đạo việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương, nhất là địa phương thực hiện giãn cách xã hội; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để ách tắc...
Nhiệm vụ của các bộ trưởng
Với các thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ tướng phân công đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, Trưởng tiểu ban An ninh trật tự xã hội, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban An ninh trật tự xã hội.
Cùng với đó, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trong và sau dịch; chủ động phương án phòng ngừa, biện pháp xử lý tình huống bất ổn xã hội có thể phát sinh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch ngay sau khi Ban Chỉ đạo được kiện toàn. Ảnh: VGP.
Bộ trưởng Công an cũng được giao tổ chức chỉ đạo, huy động, điều phối lực lượng công an phối hợp với các lực lượng khác tham gia phòng, chống dịch; chỉ đạo thực hiện nghiêm biện pháp giãn cách xã hội; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch; kiểm soát chặt chẽ công tác xuất, nhập cảnh, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi xuất, nhập cảnh trái phép.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng, Trưởng tiểu ban An sinh xã hội, được phân công trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban An sinh xã hội; chỉ đạo bảo đảm giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia; kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở, không để xuất, nhập cảnh trái phép; chỉ đạo tổ chức tăng cường lực lượng quân đội nhân dân phối hợp với các lực lượng khác tham gia phòng, chống dịch.
Đồng thời, chỉ đạo việc bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại khu vực tăng cường giãn cách xã hội; chăm lo đời sống người dân, tổ chức hỗ trợ ở những vùng, địa phương có dịch, quan tâm người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19...
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm Trưởng tiểu ban Y tế, được giao chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19, tiêm chủng... và biện pháp phòng, chống dịch.
Ông Long cũng có nhiệm vụ bảo đảm mọi người dân được tiếp cận nhanh nhất dịch vụ y tế cần thiết; sẵn sàng nhân lực, phương tiện để kịp thời tiếp nhận, sơ cứu, cấp cứu, điều trị trường hợp mắc bệnh; tham mưu việc huy động, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế tại các địa phương khi cần thiết; xây dựng kịch bản, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh.
Ngoài ra, các thành viên khác của Ban Chỉ đạo cũng được Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể để cá thể hóa trách nhiệm cá nhân của từng người.
Thủ tướng: Di dời những nơi có mật độ dân số quá cao để chống dịch Chỉ đạo này được Thủ tướng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với 20 tỉnh thành. Việc di dời người dân ra nơi thông thoáng để hạn chế lây nhiễm chéo. Đặt tính mạng, sức khỏe nhân dân lên trước hết Phát biểu kết luận cuộc họp sáng nay, 29/8, Thủ tướng Phạm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ
Có thể bạn quan tâm

Microsoft đưa tính năng Recall gây tranh cãi trở lại PC Copilot+
Thế giới số
07:25:44 28/04/2025
Mark Zuckerberg cố tình kìm hãm sự phát triển của Instagram?
Thế giới
07:13:51 28/04/2025
Giải cứu 18 nữ thanh, thiếu niên bị giam lỏng tại cơ sở massage Moonlight
Pháp luật
07:11:09 28/04/2025
Đến Vạn Hạnh Mall ngay lúc này: 1 góc nhỏ nhân văn xuất hiện, khách hàng ai cũng thấy ấm lòng
Netizen
07:08:19 28/04/2025
Sam-fan đón tin vui về Galaxy S25 Edge siêu mỏng
Đồ 2-tek
07:00:49 28/04/2025
Doãn Hải My khoe khí chất tiểu thư Hà thành sang chảnh, chồng kiếm tiền tỷ đưa đi shopping vẫn tiết kiệm, netizen khen hết lời
Sao thể thao
06:54:49 28/04/2025
Showbiz Việt mấy ai khổ như mỹ nhân này: Ngày nào cũng dậy từ 3h sáng, bị chồng mắng đến phát khóc
Hậu trường phim
06:53:50 28/04/2025
Bộ phim khóc cạn nước mắt khi xem lại những ngày này: Nghệ sĩ Vân Dung lúc 9 tuổi đã xuất sắc, một ngôi sao trở thành huyền thoại
Phim việt
06:50:42 28/04/2025
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh cao hơn cả truyện tranh
Phim châu á
06:46:07 28/04/2025
Mỹ nam hạng A bị mắng "trà xanh" vì màn nói hớ rồi khựng lại sượng trân, nghi cố tình tạo hint tình ái với Ngu Thư Hân
Sao châu á
06:15:36 28/04/2025