Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck chuyển chỗ ở liên tục để tránh người biểu tình
Yingluck Shinawatra buộc phải thay đổi nhiều nơi ở và văn phòng làm việc cũng như lịch trình hàng ngày, để tránh sự đe dọa của làn sóng biểu tình đòi bà từ chức.
Bà Yingluck lên một chiếc xe sau cuộc họp với các quan chức của Ủy ban Bầu cử tại Câu lạc bộ Quân đội hôm 28/1
Theo The Nation, kể từ khi Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) được thành lập cách đây 4 tháng, Yingluck nhiều lần không về nhà ngủ mà phải tìm một nơi khác để qua đêm.
Hôm 20/2, bà cũng phải hủy lịch làm việc dự kiến tại trụ sở của Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO) và lại tìm một “ngôi nhà an toàn” để trú ngụ.
Những “ngôi nhà an toàn” của bà bao gồm một chung cư ở Pattaya, Học viện Cảnh sát Samphran và một nhà khách bên trong căn cứ không quân ở quận Don Muang của Bangkok.
Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với Yingluck cho hay thư ký của bà, ông Suranand Vejjajiva, đang tổ chức cho nữ thủ tướng đi công tác tại vùng bắc và đông bắc để xử lý vấn đề hạn hán.
Yingluck dường như đang cố tình thay đổi thói quen của bà để tránh bị rập khuôn về nơi làm việc và nghỉ ngơi. Tòa nhà Chính phủ không còn an toàn đối với bà vì người biểu tình đã bao vây khu vực này suốt hai tháng qua để ngăn bà trở lại làm việc.
Các biện pháp an toàn cũng được áp dụng. Đoàn xe hộ tống thủ tướng dễ nhận biết đã được loại bỏ để thu hút càng ít sự chú ý càng tốt.
Video đang HOT
Trong những ngày đầu của phong trào biểu tình, bà Yingluck chọn trụ sở Cảnh sát Quốc gia làm văn phòng thay thế, nhưng tòa nhà này sau đó bị đánh giá là quá gần với người biểu tình. Cuối năm ngoái, bà dành hầu hết thời gian để đi thăm khu vực bắc và đông bắc. Tuy nhiên, đôi khi bà vẫn có các cuộc đối đầu không mong muốn với những người biểu tình hiếu chiến.
Sau dịp năm mới, khi PDRC tăng cường nỗ lực truy tìm thủ tướng, Yingluck đã chuyển văn phòng làm việc đến ba địa điểm là phòng họp ở căn cứ không quân, Câu lạc bộ Quân đội, và thường xuyên nhất là văn phòng của Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng. Khi bà đến văn phòng này lần đầu, một số quan chức đã bị bất ngờ.
Lãnh đạo của PDRC, cũng là thủ lĩnh của phong trào biểu tình, ông Suthep Thaugsuban, hôm 20/2 dẫn khoảng 10.000 người biểu tình với 200 ôtô đến tòa nhà tìm bà Yingluck. Họ yêu cầu giới chức quân sự không được phép cho nữ thủ tướng tiếp tục sử dụng nơi này làm văn phòng tạm thời. Hiện chưa rõ bà Yingluck sẽ chọn nơi làm việc nào để thay thế. Đó có thể là quê nhà của bà, tỉnh Chiang Mai, như đề xuất của phe áo đỏ.
Theo Xahoi
Thủ tướng Thái hứng đòn bất ngờ từ người ủng hộ
Có lẽ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sẽ không bao giờ ngờ được bà lại có lúc phải hứng đòn giáng bất ngờ từ chính những người từng ủng hộ mình mạnh mẽ.
Cuộc biểu tình của nông dân Thái Lan
Hàng trăm nông dân hôm nay (10/2) đã tụ tập bên ngoài Bộ Tư pháp Thái Lan để biểu tình phản đối việc nhà nước không trả tiền mua gạo cho họ theo một chương trình trợ cấp lương thực mà chính quyền lâm thời của bà Yingluck đang phải vật lộn để tìm nguồn tiền cho nó.
Chương trình trợ cấp lương thực là một chính sách "mang thương hiệu" của nữ Thủ tướng Yingluck khi bà lên cầm quyền năm 2011. Chương trình này đã giúp đỡ cho hàng triệu cử tri nông thôn nhưng nó đã trở thành một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với chính quyền của bà Yingluck lúc này.
Những người lãnh đạo cuộc biểu tình của nông dân cho biết, họ có kế hoạch diễu hành đến các văn phòng của Bộ Quốc phòng ở phía bắc thủ đô Bangkok - nơi đang là trụ sở tạm thời của Thủ tướng Yingluck kể từ khi lực lượng biểu tình chống chính phủ phát động chiến dịch nhằm lật đổ chính quyền.
"Chúng tôi đang tăng cường an ninh để chuẩn bị đối phó với cuộc biểu tình của những người nông dân. Thủ tướng sẽ không thay đổi kế hoạch và sẽ tiếp tục làm việc từ văn phòng ở Bộ Quốc phòng như thường lệ", ông Paradorn Pattanathabutr, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Thái Lan, đã cho biết như vậy khi nghe tin những người nông dân muốn ép Thủ tướng rời khỏi văn phòng tạm thời hiện nay.
Cuộc biểu tình trên đã dồn nữ Thủ tướng Yingluck vào tình thế khó khăn hơn nữa khi mà bà đã phải đối mặt với chiến dịch biểu tình của lực lượng chống chính phủ từ hồi cuối năm ngoái.
Bà Yingluck hiện tại đang giữ vai trò Thủ tướng tạm thời, dẫn dắt chính phủ lâm thời Thái Lan kể từ hồi tháng 12 khi bà buộc phải giải tán Quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm để tháo ngòi căng thẳng trên chính trường.
Tuy nhiên, kế hoạch bầu cử của bà Yingluck tiếp tục vấp phải sự phản đối của người biểu tình. Lực lượng này đã cản trở cuộc bầu cử diễn ra hôm 2/2, khiến hàng triệu cử tri không được thực hiện quyền của họ. Kết quả là cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan chưa thể hoàn thành, điều này đồng nghĩa với việc chính phủ Thái Lan hiện giờ vẫn là tạm thời với quyền lực chi tiêu hạn chế cho đến khi những chỗ trống trong Quốc hội được điền vào.
Sẽ phải mất nhiều tháng nữa tình trạng bế tắc chính trị ở Thái Lan mới được giải quyết và thực tế đó đang gây tổn thất đối với nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á.
Trôi nổi và bế tắc
Một diễn biến nữa khiến chính trường Thái Lan thêm trôi nổi và bế tắc là chính phủ của bà Yingluck đang bị lôi vào một cuộc tranh cãi gay gắt với Uỷ ban Bầu cử về việc ai là người có quyền ấn định ngày cho một cuộc bầu cử phụ mới.
Uỷ ban Bầu cử Thái Lan hôm nay (10/2) cho biết, họ có thể sẽ tìm kiếm một phán quyết từ Toà án Hiến pháp.
"Cuộc bầu cử này không quan trọng bằng tình hình chính trị chia rẽ và căng thẳng giữa chính phủ và người biểu tình hiện nay. Không có các cuộc đàm phán giữa hai bên, sẽ có nhiều vật cản đối với cuộc bầu của và các vấn đề khác. Cần phải có những cuộc đàm phán giữa hai bên", một thành viên của Uỷ ban Bầu cử Thái Lan - ông Somchai Srisutthiyakorn cho các phóng viên biết.
Chính phủ không có đủ quyền để rút tiền từ ngân sách của trung ương để trả cho những người nông dân như đã cam kết khi mua gạo theo chương trình trợ cấp. Một số người nông dân đã không được trả tiền trong nhiều tháng nay. Các ngân hàng lớn từ chối cung cấp những khoản vay bắc cầu vì hoài nghi chính phủ không có đủ thẩm quyền để tìm kiếm các khoản vay kiểu đó.
Những người nông dân giàu có cho đến thời điểm này vẫn là lực lượng ủng hộ tự nhiên của Thủ tướng Yingluck và anh trai của bà - cựu Thủ tướng Thaksin. Lý do là nhờ có chính sách của họ, đời sống của những người nông dân mới được nâng cao. Nổi tiếng với những chính sách dân tuý như chăm sóc y tế giá rẻ, trợ cấp giá gạo, ông Thaksin và sau này là bà Yingluck rất được lòng những người dân nông thôn, người dân nghèo.
Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Thaksin lại bị giới hoàng gia, trung lưu và thành thị, trong đó có cả quân đội, căm ghét. Đây là lý do, lực lượng này liên tục gây sức ép với các chính phủ thân Thaksin, điển hình là chính phủ của bà Yingluck hiện nay.
Những người nông dân cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn giữ khoảng cách với phong trào của lực lượng biểu tình chống chính phủ kéo dài từ cuối năm ngoái. Trong khi đó, lực lượng này đang muốn lôi kéo những người nông dân đứng về phía họ để gia tăng sức ép buộc chính phủ của Thủ tướng Yingluck phải từ chức.
Trong một nỗ lực nhằm ve vãn những người nông dân, thủ lĩnh phong trào biểu tình - cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban hôm nay đã dẫn đầu một cuộc diễu hành đến quận trung tâm ở khu vực giàu có Thonglor và Ekkamai của thủ đô Bangkok nhằm quyên góp tiền cho những người nông dân.
"Chúng tôi sẽ quyên góp tiền cho những người nông dân. Họ có thể sử dụng số tiền đó để kiện chính phủ và chống lại chính phủ", ông Suthep đã nói như vậy với lực lượng biểu tình trong bài phát biểu vào buổi tối ngày hôm qua (9/2).
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Máu lại đổ ở thủ đô, nữ Thủ tướng Thái quyết không lùi Làn sóng biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm qua (26/12) lại leo thang thành bạo lực với những cuộc đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình chống chính phủ. Biểu tình ở Bangkok lại leo thang thành bạo lực Ít nhất một cảnh sát đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Tình trạng...