Thủ tướng: Sớm đưa người lao động trở lại doanh nghiệp sản xuất an toàn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, sớm đưa người lao động trở lại doanh nghiệp sản xuất an toàn.
Chiều 16/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022.
Báo cáo tại hội nghị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, vừa qua công đoàn đã tích cực, chủ động phối hợp triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ; tham gia giám sát quá trình thực hiện các gói hỗ trợ này, đảm bảo minh bạch, đúng đối tượng.
Tính đến ngày 3/10, có trên 19 triệu lượt đối tượng (trong đó gồm 379.610 lượt đơn vị sử dụng lao động, gần 18,68 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác) đã được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg với tổng số tiền là gần 15,8 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền các cấp công đoàn đã và đang triển khai hỗ trợ người lao động tới nay khoảng 5.500 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị các đại biểu cho rằng, nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, cần sớm đưa người lao động trở lại doanh nghiệp sản xuất an toàn, có thu nhập, ổn định cuộc sống…
Video đang HOT
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những đóng góp của các cấp công đoàn và người lao động, công nhân trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội. Thủ tướng chia sẻ, cảm thông sâu sắc với những mất mát, hy sinh và khó khăn, thách thức của giai cấp công nhân, người lao động, các cấp công đoàn trong thời gian vừa qua.
“Bất chấp nguy hiểm, rất nhiều cán bộ công đoàn ngày đêm lăn lộn, hết mình vì người lao động và doanh nghiệp. Không ít anh chị em thực sự trở thành lực lượng tuyến đầu chống dịch” – Thủ tướng nói và cho rằng, qua khó khăn, thách thức, vai trò, tầm quan trọng của Tổng Liên đoàn, công đoàn các cấp càng được khẳng định, vị thế, uy tín của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị càng được nâng cao.
Thủ tướng cho biết, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh nhưng tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác, đồng thời cũng không mất bình tĩnh. “Không ai an toàn nếu người khác còn mắc bệnh. Không địa phương, cơ quan, đơn vị nào an toàn nếu cơ quan, địa phương, đơn vị khác còn phải chống dịch”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Các đại biểu dự hội nghị cho rằng, nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, sớm đưa người lao động trở lại doanh nghiệp sản xuất an toàn. Các giải pháp cụ thể được Thủ tướng nêu ra như bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội, nâng cao lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động; xây dựng chương trình nâng cao tay nghề cho người lao động và công nhân, đi đôi với phát triển sản xuất kinh doanh để tạo công ăn việc làm ổn định… Thủ tướng đã giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn và các cơ quan khác triển khai cụ thể các nhiệm vụ này.
Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động, trước hết là kỹ năng nghề, kiến thức pháp luật…
Về các đề xuất, kiến nghị của Tổng Liên đoàn, Thủ tướng giao các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành khẩn trương xử lý, giải quyết; báo cáo các cấp những vấn đề vượt thẩm quyền.
Trong đó, về vấn đề nhà ở công nhân, Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết theo hướng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; bố trí, quy hoạch quỹ đất; có cơ chế phù hợp với cơ chế thị trường.
Liên quan tới đời sống công nhân, Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước đã và đang rất quyết liệt, tích cực triển khai chiến lược vaccine, ngoại giao vaccine, phấn đấu trong quý IV bao phủ vaccine cho các đối tượng ưu tiên, trong đó có công nhân. Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, khẩn trương chỉ đạo thực hiện lộ trình để học sinh trở lại trường học tại những nơi an toàn.
Thủ tướng mong muốn các cấp công đoàn, công nhân, người lao động và các doanh nghiệp tích cực, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo, nâng cao tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm trong phòng chống dịch để góp phần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Quảng Nam hỗ trợ hơn 44 tỷ đồng đến người lao động gặp khó khăn do đại dịch
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 6/8, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ hơn 44 tỷ đồng đến người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ hơn 44 tỷ đồng đến người lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).
Theo bà Trương Thị Lộc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam, thực hiện hỗ trợ người lao động ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, đến nay, tỉnh đã triển khai chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hơn 3.000 đơn vị, doanh nghiệp với số tiền gần 42 tỷ đồng. Thời gian hưởng tính từ tháng 7/2021-6/2022.
Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế, hiện đã có 45 người được hỗ trợ với tổng số tiền 144 triệu đồng.
Sở LĐ -TB&XH tỉnh cũng đã triển khai hỗ trợ 1.368 người cách ly y tế với tổng số tiền hơn 1,66 tỷ đồng; hỗ trợ thêm 152 trẻ em dưới 16 tuổi là đối tượng F0, F1 với tổng số tiền 152 triệu đồng.
Ngoài ra, UBND huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã ban hành quyết định phê duyệt, hỗ trợ tiền ăn 26 đối tượng F1 với tổng số tiền 22,8 triệu đồng; hỗ trợ thêm đối với 5 trẻ em F1, tổng số tiền 5 triệu đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch, Sở đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với 8 viên chức, 10 hướng dẫn viên du lịch với tổng số tiền hỗ trợ hơn 60 triệu đồng.
Về chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, hiện đã ban hành quyết định phê duyệt một doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho 13 lao động với tổng kinh phí hơn 50 triệu đồng; đang tiếp nhận hỗ trợ một doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho 82 lao động với tổng kinh phí 321 triệu đồng.
Với chính sách vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất, đã ban hành quyết định phê duyệt một doanh nghiệp (với 45 lao động) vay vốn để trả lương phục hồi sản với kinh phí hơn 176 triệu đồng.
Về chính sách đối với người lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), hiện các địa phương đang triển khai hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ để hỗ trợ cho các đối tượng.
Ngoài ra, UBND huyện Duy Xuyên cũng đã ban hành quyết định phê duyệt hỗ trợ 306 đối tượng cách ly tập trung với số tiền hỗ trợ hơn 328 triệu đồng.
Đề nghị Quảng Ngãi báo cáo việc không hỗ trợ lao động tự do Trước việc ngân sách eo hẹp Quảng Ngãi không hỗ trợ lao động tự do khó khăn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói tỉnh cần báo cáo và kiến nghị Chính phủ hướng giúp đỡ. Chiều 15/10, tại buổi họp trực tuyến về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, lao động khó khăn do Covid-19, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và...