Thủ tướng Shinzo Abe cam kết tăng cường liên minh Nhật-Mỹ
Trong buổi tiếp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, tại thủ đô Tokyo, ngày 25/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ thông qua chuyến công du Mỹ sắp tới, ông mong muốn gửi tới thế giới một thông điệp rằng Tokyo và Washington sẽ đóng “vai trò đi đầu” trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái). (Nguồn: Usatoday.com)
Bên cạnh đó, Thủ tướng Abe cũng cam kết sẽ tăng cường liên minh Nhật-Mỹ.
Về phần mình, Tướng Dempsey cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama rất kỳ vọng vào chuyến công du chính thức Mỹ 8 ngày sắp tới của Thủ tướng Abe, bắt đầu từ ngày 26/4 tới.
Cho rằng môi trường an ninh khu vực ngày càng trở nên phức tạp trong hai năm qua, ông Dempsey bày tỏ hy vọng các mối quan hệ song phương Mỹ-Nhật sẽ được củng cố hơn nữa.
Tướng Dempsey tin tưởng việc điều chỉnh các nguyên tắc hợp tác quốc phòng song phương theo kế hoạch sẽ giúp hai nước đồng minh này tăng cường xây dựng các mối quan hệ hợp tác./.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Mỹ - Ấn sẽ liên minh cản đường Trung Quốc ?
'Trong tiếng Phạn có câu: Chỉ những con dê mới phải hy sinh trong một lễ hiến tế, chứ không phải sư tử', Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói về cuộc cạnh tranh với Trung Quốc trên India Times ngày 23.3.
Truyền thông Ấn Độ đã dùng từ "Bromance" (Kết hợp chữ brothers - anh em, và chữ romance - lãng mạn) để nói về cái ôm nhau giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi trong lần thứ hai ông Obama đến New Delhi hồi cuối tháng 1 năm nay. Hãng tin CNN cho rằng quan hệ Mỹ - Ấn đã tiến thêm một bước mới, cực kỳ quan trọng và sẽ có tác động chính trị rõ ràng đến "điểm nóng" của thế giới hiện nay: Trung Quốc.
Toan tính của Ấn Độ
Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn xung quanh các tranh chấp biên giới và vấn đề Pakistan. Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng quốc tế, thể hiện qua dự án Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) cũng như Con đường tơ lụa gần đây khiến Ấn Độ có lý do để đối địch.
Đó là ý kiến của tờ India Times trong bài báo đăng ngày 23.3, khẳng định New Delhi đang sẵn sàng dùng chiến lược "Con đường vải cotton" để đối phó với Con đường tơ lụa.
Ấn Độ và Trung Quốc còn tồn tại nhiều mâu thuẫn - Ảnh: AFP
Hôm 20.3, Ấn Độ tham gia hội nghị quốc tế kéo dài 3 ngày mang tên Ấn Độ và Ấn Độ Dương: Đổi mới giao dịch hằng hải và các mối liên kết văn minh, với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ kinh tế và cải thiện chính sách ngoại giao trong các nước thuộc Ấn Độ Dương.
Ấn Độ Dương cũng là khu vực Trung Quốc chú trọng trong Con đường tơ lụa trên biển và trên đất liền. Ấn Độ thông qua đó muốn giành lại sức ảnh hưởng tại đây.
"Sức mạnh của chúng tôi nằm trong niềm tin, không sử dụng bạo lực, nhưng nó cũng có thể chứng tỏ bằng sức mạnh", Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar nói trên India Times.
"Trong tiếng Phạn có câu: Chỉ những con dê mới phải hy sinh trong một lễ hiến tế, chứ không phải sư tử", ông Manohar Parrikar nhấn mạnh.
Tương tác cùng Mỹ?
Trong khi Ấn Độ bày tỏ quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc, người Mỹ cũng xem như nhìn thấy đồng minh trong vấn đề này. Washington đã phớt lờ dự án AIIB của Trung Quốc, trong lúc vẫn đang đẩy mạnh Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) như một đối trọng với Bắc Kinh tại châu Á.
Ngày 21.3, tạp chí kinh tế Mỹ Fortune có bài viết lý giải làm thế nào Mỹ và Ấn có thể kết hợp để hình thành sức mạnh kinh tế - quân sự nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo đó, đầu tiên Mỹ - Ấn lúc này đang dần xích về phía nhau hơn trên bình diện kinh tế. Fortune dẫn số liệu cho thấy thương mại song phương đã đạt gần 100 tỉ USD, tăng gấp 5 lần kể từ 2001.
Ông Obama (trái) và ông Modi sẽ có cú "bắt tay" ngăn chặn sức ảnh hưởng của Trung Quốc ? - Ảnh: Reuters
Sự tương tác này dẫn theo mối liên hệ chặt chẽ về quân sự. Mỹ hiện nay đã vượt qua Nga để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ với 2 tỉ USD mỗi năm. So với mức khoảng 237 triệu USD trong năm 2009, đây là sự gia tăng rất đáng kể.
Tiếp nữa, để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, nhất thiết Mỹ và Ấn Độ phải thắt chặt quan hệ hơn nữa, theoFortune. Cụ thể bằng cách lôi kéo sự hợp tác của lãnh thổ Đài Loan và các nước châu Á, Mỹ và Ấn Độ có thể tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực này.
Hiện tại Mỹ vẫn chưa thể thuyết phục các đối tác châu Á và ASEAN nói riêng trong các kế hoạch phát triển kinh tế chung, trong khi mối liên hệ giữa Ấn Độ và khu vực này chưa thực sự nổi bật. Đó lại chính là yếu tố then chốt để Mỹ - Ấn có thể bước vào cuộc chơi "hai đánh một" với kinh tế Trung Quốc.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Vì sao EU muốn thành lập liên minh năng lượng? Việc Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy kế hoạch xây dựng một liên minh năng lượng không những xuất phát từ nhu cầu hợp tác nội khối, mà còn nhằm giải quyết vấn đề về tính cạnh tranh của doanh nghiêp và sự phụ thuộc năng lượng bên ngoài. EU thúc đẩy việc thành lập liên minh năng lượng của khối (ảnh...