Thủ tướng sẽ dự hội nghị ASEAN – Ấn Độ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ vào các ngày 21 và 22/12 tại New Delhi, theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Hội nghị cấp cao lần này đánh dấu 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ. Với chủ đề đối tác ASEAN – Ấn Độ vì hòa bình và thịnh vượng chung, hội nghị dự kiến sẽ tập trung thảo luận định hướng trong tương lai quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ, và thông qua tuyên bố tầm nhìn với việc nâng quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ lên đối tác chiến lược.
“Việt Nam tham dự hội nghị cấp cao lần này nhằm cùng các nước ASEAN tích cực thúc đẩy quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ phát triển thực chất và hiệu quả, với các trọng tâm về hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học – công nghệ, tăng cường kết nối, hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói trong cuộc họp báo hôm qua.
Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 6 của ASEAN trong năm ngoái, khi kim ngạch thương mại ASEAN-Ấn Độ năm 2011 tăng hơn 23% so với năm 2010, đạt trên 68 tỷ USD.
Theo VNE
Video đang HOT
Trung Quốc tưởng niệm thảm sát Nam Kinh
Trung Quốc hôm nay tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát và cưỡng hiếp mà lính Nhật từng gây ra ở thành phố Nam Kinh, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước vẫn căng thẳng.
Binh lính Trung Quốc mang vòng hoa qua bảo tàng tưởng niệm cuộc thảm sát Nam Kinh. Ảnh: AFP
9.000 người hôm nay tham dự buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tưởng niệm cuộc thảm sát Nam Kinh. Lễ tưởng niệm bắt đầu bằng màn hát quốc ca Trung Quốc, khi quân lính mặc đồng phục, mang những vòng hoa lớn qua sân khấu.
Hai quốc gia, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, có những bước tiến lớn trong quan hệ kinh tế và thương mại kể từ sau chiến tranh, nhưng yếu tố lịch sử vẫn là gánh nặng.
Trung Quốc cho biết đã có 300.000 dân thường và binh lính thiệt mạng trong vụ cưỡng hiếp, sát hại và tàn phá suốt 6 tuần, khi quân đội Nhật đổ vào Nam Kinh, thủ đô thời đó, vào ngày 13/12/1937. Một số học giả nước ngoài thì cho rằng số người thiệt mạng thấp hơn thế. Sử gia về Trung Quốc, ông Jonathan Spence, ước tính khoảng 42.000 lính và dân thường thiệt mạng, và 20.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp và nhiều trong số này chết sau đó.
Tại lễ tưởng niệm, một cụ già bật khóc khi bà đặt hoa bên cạnh những dòng tên của thành viên gia đình, nạn nhân vụ thảm sát, trên bức tường đá màu xám. Một nhóm nhà sư người Nhật và Trung Quốc tụng kinh để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
Kai Satoru, con trai một lính Nhật từng xâm lược Trung Quốc, là một trong những người tham dự sự kiện hôm nay. "Tôi ở đây để thừa nhận về những tội ác. Họ (lính Nhật) đã thi nhau giết người", ông nói.
Kai Satoru, con trai một lính Nhật từng đánh nhau ở Trung Quốc, cúi mình trước một người sống sót sau vụ thảm sát. Ảnh: AFP
Chưa đến 200 người sống sót sau vụ thảm sát, theo thống kê của Trung Quốc. Một trong số đó, ông Li Zhong, 87 tuổi, cho biết ông sẽ không bao giờ tha thứ khi nhớ lại cảnh giết chóc. "Số người sống sót còn lại ngày càng ít dần sau mỗi năm", ông nói. "Chúng tôi không bao giờ được quên lịch sử".
Lễ kỷ niệm lần thứ 75 diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương Trung - Nhật đang xấu đi. Những cuộc biểu tình chống Nhật hồi tháng 8 và 9 nổ ra ở các thành phố lớn tại Trung Quốc, gây thiệt hại khoảng 100 triệu USD cho các công ty Nhật, sau khi Tokyo quốc hữu hóa chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Một nhà ngoại giao Nhật giấu tên cho biết nước ông hy vọng sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc, sau khi Nhật Bản tổ chức tổng tuyển cử vài ngày nữa, còn cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc hoàn tất đầu năm tới.
Nhật Bản cho biết nước này từng xin lỗi các nước châu Á, trích lại lời tuyên bố năm 2005 của thủ tướng bấy giờ là Junichiro Koizumi. Ông bày tỏ "sự hối tiếc sâu sắc và lời xin lỗi từ đáy lòng", nhắc lại những gì đã được nói trong một phát biểu khác vào năm 1995.
Trong một nghiên cứu chung không đi đến kết luận cuối cùng cách đây hai năm, phía Nhật đưa ra một số ước tính khác về số người thiệt mạng tại Nam Kinh, dao động trong khoảng từ 20.000 đến 200.000.
Các sư thầy Nhật Bản đến tụng kinh tại Bảo tàng tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh. Ảnh: AFP
Theo VNE
Phóng viên Nhật Bản bị hành hung tại Trung Quốc Theo mạng tin "Sankei" (Nhật Bản), một phóng viên hãng tin Kyodo của Nhật Bản ngày 13/12 đã bị một số người Trung Quốc hành hung khi tham gia đưa tin tại Lễ tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát Nam Kinh tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Biểu tình phản đối Nhật Bản tại thành phố Shenzhen, miền nam Trung...