Thủ tướng: ‘Sẽ chỉ có một ứng dụng phòng Covid-19′
Nghe góp ý của nhà khoa học về việc “loạn” ứng dụng trong phòng dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ điều chỉnh, chỉ còn một ứng dụng.
Tại hội nghị Trí thức toàn quốc do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức chiều 15/9, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ trong mọi mặt phòng chống dịch, từ phong tỏa đến tiêm vaccine… đều phải dựa trên thực tiễn và có cơ sở khoa học. Trước nhiều ý kiến phản ánh số lượng ứng dụng phòng dịch Covid-19 quá nhiều, gây khó khăn cho dân, Thủ tướng nói: “Hy vọng trong tuần này chỉ có một ứng dụng để áp dụng cho thuận lợi”.
Với vấn đề chuyển đổi số, theo Thủ tướng, Việt Nam chưa làm hết cơ sở dữ liệu, trong khi trí tuệ nhân tạo (AI) phải dựa trên cơ sở dữ liệu, các cơ quan liên quan cần nhanh chóng khắc phục để các ứng dụng thông minh hơn, phục vụ dân tốt hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hải
Thủ tướng ghi nhận đóng góp của các nhà khoa học, song ông cũng thẳng thắn cho rằng cần phải khắc phục những tồn tại, hạn chế để phát triển hơn nữa tiềm lực khoa học nước nhà. Theo Thủ tướng, cán bộ khoa học công nghệ gia tăng về số lượng, nhưng thiếu các chuyên gia giỏi, đặc biệt là những lĩnh vực mũi nhọn; bên cạnh đó, cần rút kinh nghiệm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn.
“Phải nghiên cứu cái mình cần, cái mình có chứ không phải những cái xa vời”, ông nói và dẫn chứng những người bạn của ông đi học chế tạo động cơ máy bay, nhưng lại làm quản lý hàng hoá ở sân bay Nội Bài vì Việt Nam chưa chế tạo động cơ máy bay.
Người đứng đầu Chính phủ mong muốn đẩy mạnh kết nối trí thức trong và ngoài nước, đưa khoa học công nghệ gắn với thị trường, có các công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, đóng góp vào sự phát triển.
Ông cũng nhắc tới việc “không thể để chứng từ dày hơn cả công trình nghiên cứu” và lưu ý Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt khắc phục trong nhiệm kỳ này.
Video đang HOT
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (bìa phải) tham dự hội nghị. Ảnh: Trần Hải
Tại hội nghị, nhiều nhà khoa học nêu kiến nghị tháo gỡ chính sách trong nhiều lĩnh vực. BS Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Ánh Sáng để xuất cần có chiến lược phát huy trí tuệ của các nhà khoa học đang đóng góp tích cực tới an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bình đẳng giới; có chính sách khuyến khích đội ngũ khoa học, trí thức kịp thời và bình đẳng, không phụ thuộc việc họ đang làm cơ quan nhà nước hay tổ chức ngoài công lập.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần sớm ban hành chính sách đặc thù về vấn đề ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường (tam ngư) trong khuôn khổ chính sách “nông dân, nông nghiệp và nông thôn” (tam nông), hỗ trợ phát triển đồng bộ, hướng tới xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm ở Việt Nam.
Ông Hồi cũng kiến nghị phát triển nghề cá nước ta theo hướng hiện đại, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới, thân thiện môi trường, đảm bảo thông tin liên lạc và giảm thất thoát sau thu hoạch, trong đó có công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Lắng nghe các kiến nghị, Thủ tướng nhìn nhận, khoa học làm thay đổi mọi mặt của đời sống, ai không bắt kịp người đó ở lại phía sau. “Đảng và nhà nước quan tâm phát triển đội ngũ trí thức trong tất cả các lĩnh vực”, Thủ tướng nói.
Ông cũng ghi nhận, những năm gần đây chứng kiến sự phát triển của khoa học công nghệ trong mọi mặt của đời sống, nhiều lĩnh vực đáng tự hào, biến không thành có, biến khó thành dễ. Nhưng nhìn ra thế giới, Thủ tướng cho rằng thực trạng trong nước còn nhiều việc phải tư duy, trăn trở. “So với các nước trên thế giới, chúng ta còn nhiều hạn chế, phải tìm cách khắc phục”, ông nói.
Hội nghị toàn quốc “Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng” được tổ chức trực tiếp từ đầu cầu Hà Nội, 62 địa phương tham gia trực tuyến.
TPHCM 15/9: Số F0 giảm mạnh, tiếp tục giãn cách xã hội thêm 2 tuần
Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn từ 0h ngày 16/9 đến hết ngày 30/9.
Tính từ 17h ngày 14/9 đến 17h ngày 15/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 10.585 ca nhiễm mới, trong đó TPHCM có 5.301 trường hợp, giảm 1.011 ca so với hôm qua.
Tiếp tục 2 tuần giãn cách xã hội từ 0h ngày 16/9
Tối 15/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong ngày cuối cùng của đợt siết chặt giãn cách xã hội, áp dụng từ 23/8. Đợt giãn cách tăng cường này là để thành phố phấn đấu kiểm soát dịch Covid-19 theo yêu cầu của Nghị quyết 86.
TPHCM sẽ tiếp tục cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng được phép lưu thông trong 2 tuần tới.
Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình, cho biết, TPHCM đã ban hành công văn 3072 về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Trong đó, Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn theo tinh thần của Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 11 của UBND TPHCM từ 0h ngày 16/9 đến hết ngày 30/9. Việc giãn cách xã hội được thực hiện với phương châm triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp.
Thành phố tiếp tục cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng được phép lưu thông đã quy định. Giấy phép đi đường của Công an TPHCM tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30/9.
Bí thư TPHCM: Mở cửa trở lại không quá chậm, nhưng không chủ quan, nôn nóng
Kết luận tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 vào chiều 14/9, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã đưa ra những định hướng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi nền kinh tế sau ngày 15/9.
Trong đó, người đứng đầu Đảng bộ thành phố nhận định, thành phố đang ở một giai đoạn rất quan trọng, diễn biến tình hình dịch thế giới và các địa phương lân cận còn rất phức tạp. Bởi vậy, mọi quyết định cho hướng đi, phương pháp của thành phố đều khó khăn và cần thận trọng.
TPHCM quyết tâm giải ngân gói hỗ trợ lần 3 trong tháng 9.
"Trong từng quyết định, chúng ta cần hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra. Nếu rủi ro có xảy ra, chúng ta cũng cần nhanh chóng khắc phục, không để hậu quả lớn", ông Nguyễn Văn Nên quán triệt.
Nói về việc mở cửa trở lại các hoạt động, khôi phục các hoạt động kinh tế, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, phương châm của thành phố là không quá chậm so với yêu cầu thực tiễn khi có cơ hội, nhưng không chủ quan, nôn nóng, thực hiện từng bước.
Trong thời gian tới, UBND TPHCM cần sớm ban hành các chính sách hỗ trợ, giúp doanh nghiệp phục hồi kinh tế và thu hút các nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần rà soát việc thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI đã đề ra.
Bộ Y tế yêu cầu TPHCM kiểm tra nghiên cứu TPCN Kovir hỗ trợ chữa Covid-19
Thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin rộng rãi về kết quả nghiên cứu thực phẩm chức năng Kovir hỗ trợ điều trị Covid-19 triển khai tại Viện Y Dược học dân tộc TPHCM.
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu y sinh học trên đối tượng con người cần tuân thủ các hướng dẫn, quy định về thực hành lâm sàng tốt và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học và các quy định hiện hành liên quan. Đối với các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về an toàn và hiệu quả điều trị của một sản phẩm, đề cương và hồ sơ nghiên cứu cần được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định và được Bộ Y tế phê duyệt trước khi chính thức triển khai.
Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế TPHCM về việc kiểm tra hoạt động nghiên cứu thực phẩm chức năng Kovir điều trị Covid-19.
Do đó, để bảo đảm việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của đối tượng nghiên cứu, cũng như các quy định về phê duyệt, triển khai, công bố kết quả nghiên cứu, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đề nghị Sở Y tế TPHCM khẩn trương kiểm tra các thông tin báo chí, kiểm tra hoạt động nghiên cứu thực phẩm chức năng Kovir hỗ trợ điều trị Covid-19 triển khai tại Viện Y Dược học dân tộc TPHCM. Trong đó, kiểm tra về việc tuân thủ các hướng dẫn, quy định hiện hành liên quan về thực hành lâm sàng tốt và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
Báo cáo gửi về Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Cục An toàn Thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 20/9.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: An toàn dịch bệnh không phải là thứ từ trên trời rơi xuống Chiều 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp, làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Dương...