Thủ tướng: Sâm Ngọc Linh là “quốc bảo” của Việt Nam
Chiều ngày, 5/9, trong chuyến công tác tại Kon Tum, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh của Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng như thăm điểm trồng sâm trên núi Ngọc Linh.
Ngay 5.9, Bô Khoa hoc và Công nghê phôi hơp vơi UBND tinh Kon Tum tô chưc Lê khanh thanh Trung tâm Quôc gia nghiên cưu va phat triên sâm Ngoc Linh tai thi trân Đăk Tô, huyên Đăk Tô, tinh Kon Tum. Thu tương Chinh phu Nguyên Xuân Phuc và lanh đao cac bô, nganh Trung ương đã đến dự.
Sâm Ngoc Linh la cây dươc liêu quy, loai đăc hưu cua Viêt Nam va năm trong danh sach nhưng loai sâm tôt nhât thê giơi vơi 52 hoat chât Saponin va cac chât chông oxi hoa. Do tinh chât dươc liêu quy nên sâm Ngoc Linh bi khai thac qua mưc dân đên can kiêt vê nguôn gen va ngay cang khan hiêm.
Thu tương Nguyên Xuân Phuc căt băng khanh thanh trung tâm.
Trung tâm là hạng mục đầu tiên nằm trong dự án đầu tư nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng va phát triển thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh.
“việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh là việc rất có ý nghĩa. Do vậy, khi hình thành Trung tâm phải hoạt động có hiêu quả nhằm nghiên cứu, phát triển tốt sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác. Qua đó, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, xây dựng sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Quốc gia”, Thu tương Chính phủ Nguyên Xuân Phuc nhân manh tại lễ khánh thành Trung tâm Quôc Gia nghiên cưu va phat triên sâm Ngoc Linh.
Khanh thanh Trung tâm Quôc gia nghiên cưu va phat triên sâm Ngoc Linh
Tỉnh Kon Tum đã đề ra chiến lược bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh với mục tiêu phát triển quy mô công nghiệp vào năm 2025 nhằm bảo tồn nguồn gen, xây dựng sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia. Việc hình thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh sẽ phục vụ hiệu quả cho hoạt động bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh, tạo tiền đề phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh Kon Tum về lâu dài.
Trung tâm sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, xây dựng sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Quốc gia
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Sản phẩm sâm Ngọc Linh như một quốc bảo của nước ta. Việc nghiên cứu, canh tác và phát triển sâm Ngọc Linh có tầm quan trọng. Hiện nay nhu cầu sử dụng sâm và các chế phẩm của nước ta rất cao nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy khi hình thành, Trung tâm phải hoạt động có hiêu quả nhằm nghiên cứu, phát triển tốt sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác. Qua đó bảo tồn nguồn gen quý hiếm, xây dựng sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Quốc gia”.
Điều quan trọng là nghiên cứu phát triển các sản phẩm chiết xuất từ sâm và làm rõ quy trình sản xuất giống. Khâu chăm sóc, thu hoạch và chế biến sâm phải được tiêu chuẩn hóa tốt hơn. Trung tâm cần kết nối nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Thủ tướng nhấn mạnh, Trung tâm phải có các sản phẩm cụ thể, đừng để mang tiếng “hữu danh vô thực”.
Thủ tướng trồng cây sâm lưu niệm tại vườn sâm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm điểm trồng sâm trên núi Ngọc Linh ở độ cao hơn 2.000 m, thuộc huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum.
Đây là địa điểm mà Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum hợp tác với bà con dân tộc các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây trồng sâm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Lãnh đạo Công ty cho biết, Công ty đã vận động, ký hợp đồng với hơn 20 thôn của 3 xã với sự tham gia của 400 hộ dân để trồng sâm và bảo vệ rừng. Công ty cung cấp miễn phí cây sâm giống cho bà con và sản phẩm thu hoạch hoàn toàn thuộc về bà con. Sau hơn 20 năm, hiện nay diện tích trồng sâm đạt 500 ha. Hiện Công ty đang phối hợp với các nhà khoa học để chế biến sâu sản phẩm.
Theo Danviet
Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo
Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.
Đó là chuyện của dĩ vãng nhưng cũng chưa xa lắm. Giờ đây khi nguồn sâm Ngọc Linh tự nhiên cạn kiệt gần như không còn. Thay vì bất chấp nguy hiểm vào rừng sâu tìm sâm Ngọc Linh và dược liệu về bán, người Xê Đăng ở vùng căn cứ cách mạng xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã biết tự trồng sâm để làm giàu.
Nhờ trồng được sâm mà người đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đang có cuộc sống thay đổi từng ngày.
Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum nằm sâu trong dãy núi Ngọc Linh.
Huyện Tu Mơ Rông nơi được xem là thủ phủ sâm Ngọc Linh, thì xã Măng Ri - nơi đặt khu căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Kon Tum trong những năm chiến tranh được xem là xứ sở của loài sâm quý này.
Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.
"Hồi đó sâm mọc trên núi Ngọc Linh nhiều lắm, đi chú ý dưới những tán cây cổ thụ, khe suối là thấy. Củ nhỏ thì phơi khô, nấu nước để uống, củ lớn thì mang xuống huyện lỵ đổi mắm muối, đôi khi đổi đôi dép tông Lào. Có lần mình gùi một bao sâm Ngọc Linh đi cả trăm cây số, xuống dưới trung tâm của tỉnh để đổi lấy chiếc áo về làm kỷ niệm", ông A Hình (54 tuổi, một người trồng sâm trên dãy núi Ngọc Linh) kể lại.
Mãi những năm sau này, giá lên cao cả vài chục triệu đồng 1kg sâm tươi, người người đổ xô đi vào rừng tìm. Sâm Ngọc Linh thì có hạn, nhu cầu thị trường lại rất lớn nên sâm hết dần. Giờ chuyện tìm được củ sâm tự nhiên trong rừng như là "chuyện mò kim đáy bể". Thay vì đi tìm, người dân vùng Măng Ri, Tê Xăng Ngọc Lây lên núi trồng sâm dưới tán rừng cổ thụ, vừa bảo vệ được rừng vừa cho thu nhập cao.
Người dân xã Măng Ri tập trung phát triển sâm Ngọc Linh và sâm dây dưới tán rừng
Ông A Hình cho biết: "Sâm nhà mình có trồng được một ít dưới tán rừng. Tuổi thọ của sâm đã được hơn 7 năm. Đến nay, sâm đã cho thu hoạch lá và hạt đều đặn. Hiện khó nhất của người trồng sâm Ngọc Linh là giống. Mỗi cây giống có giá khoảng từ 200.000 đến 300.000 đồng, nhưng cũng rất hiếm".
Ngoài những hộ có điều kiện mới trồng sâm Ngọc Linh, còn đa số người dân ở Măng Ri đều trồng sâm dây trên rừng già. Hiện đầu ra và giá của loài sâm này rất ổn định nên đang được người dân mở rộng diện tích. Nhiều hộ nhờ trồng sâm dây mà kinh tế khấm khá, nuôi con ăn học đàng hoàng.
Chị Y H'Lang (ngụ làng Pu Tá, xã Măng Ri) là niềm tự hào của dân bản khi vừa làm kinh tế giỏi, vừa nuôi con thành đạt. Gia đình chị hiện trồng 6 sào sâm dây. Ngoài trồng sâm dây, chị còn đứng ra thu mua sản phẩm cho bà con. Nguồn thu từ kinh doanh và trồng sâm dây cho gia đình chị hàng năm hơn 100 triệu đồng. Thu nhập này giúp chị xây nhà kiên cố, nuôi 2 con học đại học.
Nhiều người thu tiền tỉ nhờ trồng sâm Ngọc Linh.
Không chỉ các hộ gia đình mà hiện nay các đoàn viên, thanh niên cũng bước đầu thành công với mô hình trồng sâm dây. Anh A Nhoai, Bí thư Đoàn xã Măng Ri hiện trồng 2 sào sâm dây cạnh bên khu di tích căn cứ cách mạng Tỉnh ủy Kon Tum. Anh Nhoai vừa kết hợp trồng sâm dưới tán cây, vừa nhận khoán bảo vệ rừng, vừa trông coi khu di tích.
"Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này thích hợp trồng các cây sâm nên mình chuyển sang trồng. Trồng sâm dây chỉ thả dưới tán rừng là sống, không cần chăm sóc, không phân bón gì cả, khoảng 2 năm là cho thu hoạch. Với giá thị trường đang dao động hơn 100.000 đồng/kg sâm tươi, mỗi năm vườn sâm của mình cho thu nhập hơn 40 triệu đồng, ngoài ra còn được nhận tiền khoán bảo vệ rừng và trông coi di tích. Tới đây, mình tiếp tục xin nhận khoán thêm rừng để trồng sâm dây và bảo vệ rừng", anh A Nhoai chia sẻ.
Vườn sâm dây của A Nhoai - Bí thư Đoàn xã Măng Ri dưới tán rừng.
Trước đây, Măng Ri là xã vùng sâu vùng xa, hầu hết là người đồng bào, đời sống còn nhiều khó khăn. Giờ về xứ sâm Măng Ri, những con đường bê tông đã vào đến tận ngõ từng nhà, những ngôi nhà mái ngói đỏ đã thay cho tranh tre nứa. Con đường độc đạo dẫn vào trung tâm xã, giờ đã phẳng phiu, uốn lượn qua các sườn núi. Nhiều năm qua, đời sống kinh tế bà con có sự thay đổi lớn.
"Những năm trước đường đi lại khó khăn, gặp phải mưa dài ngày, những anh em cán bộ xã có nhà ở xa phải ở lại chỉ biết ra vườn hái lá khoai lang, nấu cháo, cầm cự. Giờ quán xá mọc lên nhiều, thực phẩm cũng đa dạng, không còn cảnh đói. Có sự thay đổi như vậy là nhờ cây sâm. Người dân không còn vào rừng đi tìm sâm Ngọc Linh mà thay vào đó tự trồng. Giờ nhắc đến Măng Ri là nhắc đến sâm", ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết.
Sâm dây và sâm Ngọc Linh đang là cây giúp vùng căn cứ cách mạng thoát nghèo
Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: "Toàn huyện hiện có 325 héc ta sâm Ngọc Linh và 32 héc ta sâm dây, trong đó chủ yếu tập trung tại xã Măng Ri, Tê Xăng và Ngọc Lây. Mục tiêu đề ra là đến năm 2020 huyện sẽ có 500 héc ta sâm Ngọc Linh. Tỉnh và huyện khuyến khích người dân trồng sâm, sẽ tạo mọi điều kiện về quỹ đất đối với những hộ có nhu cầu trồng. Huyện tập trung phát triển sâm Ngọc Linh tại khu căn cứ Tỉnh ủy Măng Ri và đầu tư để nhân giống dòng sâm này tại khu căn cứ, hỗ trợ bà con trồng để duy trì nguồn gen, cũng như xóa đói giảm nghèo".
Cuối cuộc trò chuyện, ông Mười tâm sự: "Giờ sâm Ngọc Linh ở huyện đang được bảo tồn, chưa bán ra ngoài nên mọi người muốn mua phải vào tận vườn thuyết phục người dân, còn mua nơi khác hãy thận trọng. Ngay như tôi, muốn mua củ sâm để làm vật mẫu mà phải vào tận vườn thuyết phục bà con 3 ngày liền mới mua được".
Theo Chí Dũng (Báo Công an TP HCM)
Thủ tướng: Sâm Ngọc Linh là "quốc bảo" của Việt Nam Chiều nay, 5/9, trong chuyến công tác tại Kon Tum, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh của Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng như thăm điểm trồng sâm trên núi Ngọc Linh. Ngay 5.9, Bô Khoa hoc và Công nghê phôi hơp vơi UBND tinh Kon...