Thủ tướng Putin đã phẫu thuật thẩm mỹ?
Mới đây, trên các tờ báo lá cải của Mỹ bắt đầu rộ lên các tin đồn về nghi án phẫu thuật thẩm mỹ của Thủ tướng Nga Vladimir Putin trước chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ 3 của ông này.
Trong các hình ảnh mới nhất khi xuất hiện tại một sự kiện của Đảng Nước Nga thống nhất ở Maxcova, thủ tướng Nga Vladimir Putin (58 tuổi) trông có vẻ trẻ hơn với khuôn mặt đã được căng da, đôi mắt không còn các vết chân chim như trong một số hình ảnh của ông trước đó. Và từ các hình ảnh này, nhiều người cho rằng cựu tổng thống Nga đã tiến hành hàng loạt các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ làm cho ông trông trẻ hơn trước đợt tranh cử tông thống lần thứ ba của mình.
Hình ảnh mới nhất của Putin xuất hiện tại một sự kiện diễn ta hôm thứ 7 của đảng nước Nga thống nhất
Các chuyên gia nhận định rất có thể Putin đã tiến hành các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ. Chuyên gia sắc đẹp Alice Hart-Davis trả lời trên tờ The Times cho biết: “Bình thường trông Putin rất thô và gầy nhưng hồi cuối tuần trông ông có dấu hiệu tích cực về sắc đẹp. Liệu ông có chút nào sửa sang khuôn mặt trước nỗ lực tranh cử chức tổng thống vào năm tới?”
Vào tháng tới, Putin sẽ tròn 59 tuổi, từ trước tới nay ông vẫn thường tự hào về hình ảnh là một kiểu mẫu đàn ông yêu thích võ Judo. Cũng trong vài bức ảnh gần đây, hình ảnh ông Putin đầy nam tính tham gia các hoạt động như bắn hổ, lái máy bay chiến đấu hay ngực trần cưỡi ngựa đã gây ấn tượng tốt với người dân Nga.
Đươc biết, vào tháng 11 năm 2010, cựu tổng thống Nga đã “dính” vào một vụ xì xầm khi ông xuất hiện trong một cuộc họp báo ở Ucraina với quầng thâm bên mắt trái. Sau đó, phát ngôn viên của ông đã đổ lỗi sự cố đó cho ánh sáng tại đó và vì sức khỏe của ông Putin lúc đó không tốt.
Video đang HOT
Hình ảnh của Putin được chụp hôm thứ 7(24/9), tháng 4 và năm 2000 (từ trái qua phải)
Hồi đầu tháng này, tạp chí tự do New Times của Nga đã đưa ra những ngờ vực được xuất bản trong một bài báo có tựa đề ” Điều gì đã xảy ra với khuôn mặt của Putin?” Tờ tạp chí này đã phỏng vấn bốn bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và tất cả đều kết luận rất có thể ông này đã tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ.
Việc các chính trị gia trên thế giới tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ không còn là một vấn đề mới đối với mọi người. Đầu năm 2011, một bác sĩ người Brazin đã kết thúc các nghi ngờ sau khi ông này khẳng định việc người lãnh đạo Lybia- đại tá Gaddafi đã tiến hành phẫu thuật chỉnh hình vào năm 1994. Trong khi đó vào năm 2003, thủ tướng Ý ông Silvio Berlusconi đã thừa nhận có sự can thiệp của dao kéo. Tới thời điểm hiện tại, nghi án về việc Putin phải nhờ tới can thiệp của dao kéo vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ, không ai biết chắc câu trả lời ngoại trừ người trong cuộc ?
Theo Nguoiduatin
Medvedev trở mặt với Ukraine để lấy lòng Putin?
Tổng thống Medvedev vừa bất ngờ quay ngoắt thái độ khi tỏ ra cứng rắn hơn nhiều với láng giềng Ukraine. Nhiều người nghi ngờ động cơ của lối hành xử này liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp diễn ra vào năm sau.
Thái độ cứng rắn với Ukraine của Tổng thống Medvedev được biểu hiện ở việc ông tỏ ý nhạo báng Tổng thống Viktor Yanukovych cũng như yêu cầu của Ukraine để được xem xét lại thỏa thuận khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga.
Tổng thống Medvedev thậm chí còn cáo buộc Ukraine là được hưởng không không ít lợi nhuận từ thỏa thuận này đồng thời đưa ra lời cảnh cáo đối với chính quyền của Tổng thống Yanukovych để tôn trọng tính pháp lý thiêng liêng của thỏa thuận.
Ngoài ra, Tổng thống Nga không quên ra tối hậu thư cho Kiev để nhanh chóng quyết định hoặc là tham gia hiệp định chung về thuế quan hoặc là nhượng lại đường ống dẫn khí đốt của họ để nhận được ưu đãi giảm giá khí đốt từ Moscow.
Cuối cùng, ông Medvedev bác bỏ đề nghị của ông Yanukovych cho một công thức "3 1" thể hiện mối quan hệ giữa Ukraine và liên minh thuế quan.
Tổng thống Medvedev gần đây bỗng tỏ thái độ cứng rắn bất thường đối với Ukraine.
Đánh giá lập trường cứng rắn trên của Tổng thống Medvedev đối với Kiev, giới phân tích cho rằng tất cả đều xuất phát từ toan tính riêng của Tổng thống Nga.
Do Thủ tướng Putin không bao giờ giấu giếm thái độ nghi ngờ đối với Tổng thống Yanukovych nhưng lại đánh giá cao cựu Thủ tướng Tymoshenko khi nhận xét rằng bà Tymoshenko là một trong số ít chính khách Ukraine mà ông có thể cộng tác được.
Vì vậy, giới phân tích cho rằng ông Medvedev đang muốn gạt bỏ mọi sự khác biệt đối với Thủ tướng Putin trước thềm bầu cử Tổng thống Nga vào năm tới và việc chuyển sang lập trường cứng rắn đối với Ukraine cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi đơn giản, điều này có thể giúp ông Medvedev có nhiều khả năng giành được thêm một nhiệm kỳ Tổng thống nữa.
Trước đó, sau buổi họp báo hỏi - đáp đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền diễn ra vào hồi tháng 5, Tổng thống Medvedev cũng luôn tìm cách loại bỏ mọi sự khác biệt giữa ông và Thủ tướng Putin trong các vấn đề quốc tế. Do đó, không riêng gì Ukraine, lập trường cứng rắn cũng được ông Medvedev áp dụng để chống lại quan điểm của phương Tây trong các vấn đề liên quan đến khủng hoảng tại Syria.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng nếu Tổng thống Medvedev thực sự muốn tranh cử Tổng thống Nga vào năm sau, ông cần có một tầm nhìn chiến lược hơn liên quan đến việc ông muốn đặt nước Nga ở vị trí nào trên trường quốc tế trong thế kỷ 21 đồng thời cũng phải đảm bảo tầm nhìn này phù hợp với quan điểm và lập trường của Thủ tướng Putin.
Còn về phía Ukraine, lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga chắc chắn gây nhiều bất ngờ và thất vọng cho Chính quyền Tổng thống Yanukovych vốn vẫn luôn đặt nhiều kỳ vọng vào ông Medvedev và không ngừng nỗ lực thắt chặt quan hệ với ông.
Để thấy rõ điều này cần nhớ lại sự kiện hồi tháng 6/2009, ông Yanukovych cùng với cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko từng đến St Petersburg để ký một thỏa thuận chính trị có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với Ukraine. Thỏa thuận này sẽ tạo ra một Chính phủ liên minh giữa đảng Các khu vực và Khối Yulia Tymoshenko.
Đồng thời, sau thỏa thuận này Ukraine sẽ trở thành một nhà nước Cộng hòa Nghị viện trong đó quyền hành pháp được trao cho thủ tướng (Tymoshenko) còn Tổng thống (Yanukovych) sẽ được bầu bởi Quốc hội với chức năng chủ yếu chỉ là nghi thức.
Song, chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này được công bố, ông Yanukovych gặp riêng Tổng thống Medvedev bày tỏ rằng ông không hài lòng với kế hoạch này và nhấn mạnh rằng ông có nhiều cơ hội để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2010. Tổng thống Medvedev ủng hộ ông Yanukovych và rốt cuộc, để lỡ mất một thỏa thuận kinh tế mà trong đó, Nga sẽ giành được nhiều ảnh hưởng ở Kiev hơn so với hiện nay.
Đồng thời, sau sự kiện này, Chính phủ của ông Yanukovych bắt đầu đặt cược vào Tổng thống Medvedev. Kiev kỳ vọng nếu ông Medvedev có thể chiến thắng một nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 thì khả năng Kiev giành được một thỏa thuận khí đốt có lợi với Moscow sẽ cao hơn nhiều so với Thủ tướng Vladimir Putin, người vẫn luôn hoài nghi Yanukovych.
Do đó, để lấy lòng Tổng thống Nga đồng thời giúp nâng cao vị thế cho ông Medvedev, ông Yanukovych liền ký một thỏa thuận cho phép Moscow gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol của Ukraine thêm hàng chục năm nữa.
Theo Báo Đất Việt
Thủ tướng Putin lại "trổ tài" lặn biển Hôm qua (10/8), Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đến Bán đảo Taman để "trổ tài" lặn biển của mình khi đi khảo sát một dự án khảo cổ ở khu vực này. Đây là một khu vực được coi là Đại Tây Dương của Nga. Thủ tướng Putin lặn xuống đáy Vịnh Taman để công bố dự án khảo cổ, khôi phục...