Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu giao thông
Ngày 22/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải.
Đề án tái cơ cấu nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020.
Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông.
Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành giao thông
Đề án sẽ thực hiện tái cơ cấu 6 lĩnh vực.
Cụ thể, lĩnh vực đường bộ, đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh đạt khoảng 54,4%, vận tải hành khách đường bộ đạt khoảng 93,22% so với khối lượng vận tải toàn ngành. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến năm 2020 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc. Đầu tư nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Cần Thơ hoàn thành trước năm 2016.
Về lĩnh vực đường sắt, đề án tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo hướng tập trung ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện có. Nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp.
Video đang HOT
Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội; Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội Đồng Đăng; Biên Hòa – Vũng Tàu, Sài Gòn – Cần Thơ, đường sắt nối cảng biển Hải Phòng – Lạch Huyện; đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên với cảng biển; đường sắt kết nối xuyên Á.
Lĩnh vực đường thủy nội địa, tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính; ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến kết nối vùng đồng bằng Sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.
Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường thủy nội địa đạt khoảng 32,38%, vận tải hành khách liên tỉnh đạt khoảng 0,17% khối lượng vận tải toàn ngành.
Lĩnh vực hàng hải, tăng thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển quốc gia từ 25-30%. Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa bằng đường biển đạt khoảng 21,25%, đáp ứng khoảng 94,3% thị phần vận tải hàng hóa quốc tế và khoảng 8,55% thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh nội địa.
Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại và có phương án khai thác hiệu quả các khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và khu bến cảng Cái Mép – Thị Vải thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Lĩnh vực hàng không, nâng thị phần hàng không giá rẻ; Tăng thị phần vận tải hành khách quốc tế lên khoảng 45,86%.
Ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ và Cam Ranh. Xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.
TS Nguyễn Đình Cung: Vietnam Airlines làm sai lệch bản chất CPH
Thực hiện cổ phần hóa công ty Mẹ – Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trong năm 2014, trong đó nhà nước nắm giữ trên 75% vốn điều lệ và giữ cổ phần chi phối từ 65-75%.
Về giao thông địa phương, đối với giao thông vận tải đô thị, phấn đấu quỹ đất giành cho giao thông đô thị từ 16-26%, tập trung phát triển hệ thống xe buýt, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn và tăng cường kiểm soát các phương tiện xe máy, xe ô tô con cá nhân, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với giao thông địa phương, duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100% đối với tuyến đường huyện, 70% đối với tuyến đường xã và 50% đối với tuyến đường thôn, xóm.
Theo_Báo Đất Việt
Nhiều trạm cân bỏ mặc xe quá tải qua trạm
Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM "tố" các cơ quan chức năng buông việc thanh - kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cùng các vấn đề khác.
Ngày 15/6, Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM cho biết, đã gửi kiến nghị Bộ GTVT đề xuất Chính phủ đưa vào Nghị định xử phạt hành chính đối với người đứng đầu các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng sông, cảng biển...
Mục đích làm cơ sở pháp lý để xử phạt đối với các đối tượng này khi có hành vi vi phạm do cấp hàng, xếp hàng hoặc để cho xe quá tải ra vào đơn vị mình có trách nhiệm quản lý, khai thác.
Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ trưởng GTVT tiếp tục có sự chỉ đạo quyết liệt việc thanh - kiểm tra đối với các địa phương, các khu cảng, khu công nghiệp và các trạm kiểm tra xe thuộc các địa bàn quốc lộ 51, trạm cân di động đặt trên đường Nguyễn Văn Linh, Q.7 và các địa điểm khác.
Hiệp hội bức xúc vì việc buông lỏng thanh - kiểm tra, xử lý xe quá tải, quá khổ cùng các vấn đề liên quan của cơ quan chức năng. Ảnh: Huy Phan
Văn bản cho hay, hiện nay nhiều trạm cân cố tình không kiểm tra, bỏ mặc cho xe quá tải đi qua trạm hoặc buông lỏng việc kiểm tra tải trọng xe nên vấn đề chấm dứt tình trạng xe chở hàng quá tải, quá khổ rất khó thực thi.
Hiệp hội cũng cho biết các cảng, nhà máy, khu công nghiệp chưa chấp hành nghiêm quy định về việc kiểm tra tải trọng xe tại gốc; các nhà máy trong khu công nghiệp Sóng Thần (tỉnh Bình Dương) và một số cảng ở quận 7 (TP.HCM) vẫn cho một số doanh nghiệp chở hàng quá tải ra vào cảng, khu công nghiệp nhất là vào ban đêm
Ở cảng Phú Mỹ, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).. .không tuân thủ quy định về cấp, xếp hàng hóa lên xe theo quy định. Điều đáng nói, hiện nay đã xuất hiện nhiều xe mang biển kiểm soát của quân đội - biển số màu đỏ, cũng tham gia vận chuyển hàng hóa quá tải, quá khổ trên địa bàn TP.
Phan Cường
Theo_VTC
Tàu cánh ngầm "du lịch mạo hiểm" Hôm qua (20/1), một vụ cháy tàu cánh ngầm lại một lần nữa khiến dư luận hết sức hoang mang về sự an toàn tính mạng khi đi du lịch bằng loại tàu nguy hiểm này. Hết hồn với tàu cánh ngầm Chiều 20/1, một vụ tai nạn tàu cánh ngầm nghiêm trọng đã xảy ra với con mang số hiệu Vina Express...