Thủ tướng phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật
Mục tiêu chung của Chương trình nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật.
Tập phục hồi chức năng cho các học sinh khuyết tật tại trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật huyện Tiên Lữ. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 1190/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu chung của Chương trình nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật, cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.
Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình phấn đấu hàng năm khoảng 90% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp. 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.
Khoảng 300.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm.
Video đang HOT
Chương trình phấn đấu 70% tỉnh/thành phố có Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật có thể tiếp cận, thu hút 15% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao.
20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật. 100% thư viện công cộng cấp tỉnh tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích thư viện chuyên dụng…/.
Phát triển bảo hiểm y tế bền vững
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong các trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm nguồn lực để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Cán bộ y tế bệnh xá Nhà máy Z113 Tuyên Quang kiểm tra sức khỏe cho công nhân. Ảnh: NGUYỄN ĐĂNG
Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, phát triển bền vững chính sách BHYT ở nước ta cũng đang gặp nhiều vấn đề thách thức, như vấn đề già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi, tình trạng bội chi Quỹ BHYT... Để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết 20-NQ/TW đề ra là đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% số dân và phát triển bền vững, điều đó đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp.
Tiến tới BHYT toàn dân...
Sau gần sáu năm triển khai thực hiện Luật BHYT sửa đổi, chính sách BHYT đã đạt được những kết quả nổi bật. ó là, tỷ lệ bao phủ BHYT đã đạt gần 90% số dân; đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 48%. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, từ năm 2015 đến 2019 đã tăng hơn 15 triệu người, đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT. Trong đó, diện bao phủ tập trung vào các nhóm yếu thế, như: nhóm người lao động đã tham gia BHYT đạt hơn 90%; nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội đạt 100% (khoảng 3,1 triệu người); nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên đạt xấp xỉ 100% và hơn 17,5 triệu người tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Theo đánh giá của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, thành công đầu tiên trong thực hiện chính sách BHYT ở nước ta chính là "cơ chế" với hành lang pháp lý về BHYT ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh Luật BHYT được Quốc hội thông qua năm 2008 và được sửa đổi, bổ sung năm 2014, có rất nhiều văn bản chỉ đạo của ảng, Nhà nước liên quan vấn đề này.
ặc biệt, ở khía cạnh "bao phủ", cả ba yếu tố bảo đảm sự thành công của chính sách BHYT (gồm tỷ lệ người tham gia, giảm chi từ tiền túi của người bệnh và gói quyền lợi của người tham gia BHYT) đều đã và đang được hiện thực hóa với kết quả rất tích cực. ến tháng 6-2020, cả nước có 85,428 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ xấp xỉ 90% số dân. ây là con số đáng ghi nhận so với con số 52,4 triệu người (tương đương 60% dân số) tham gia BHYT vào năm 2010. Với kết quả này, mục tiêu đến hết năm 2020 đạt hơn 90,7% số dân tham gia và đến năm 2025 có hơn 95% số dân tham gia BHYT mà chúng ta hướng tới có thể đạt được.
Chính sách BHYT góp phần giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y tế, góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với nhóm người yếu thế trong xã hội như người nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi. Luật BHYT hiện hành quy định gói quyền lợi của người tham gia BHYT rất rộng, bao phủ hầu hết các dịch vụ y tế mà ngành y tế có thể cung cấp. Việt Nam cũng thuộc số ít nước mà quỹ BHYT chi trả cả cho việc điều trị các bệnh hiếm. Nhiều trường hợp được quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT trong năm lên đến hàng tỷ đồng...
Việc tiếp cận dịch vụ KCB của người tham gia BHYT ngày càng thuận lợi, do số cơ sở y tế ký hợp đồng KCB BHYT tăng hằng năm; cùng với đó là việc nâng cao chất lượng KCB và chính sách "thông tuyến". Bên cạnh đó, ngành BHXH chủ động, tích cực cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT, như: Ứng dụng CNTT trong khai báo, lập danh sách, tổ chức đại lý, thanh toán trực tiếp chi phí, phản hồi, cung cấp thông tin... đáp ứng sự hài lòng của người bệnh cũng như góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn giải pháp chăm lo sức khỏe cho bản thân.
Phát triển BHYT bền vững
Có thể thấy, với những kết quả quan trọng đã đạt được, Việt Nam cơ bản hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của ảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, bởi theo thống kê từ một số quốc gia có nền kinh tế phát triển, để đạt mục tiêu BHYT toàn dân phải mất từ 40 đến 80 năm.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đặt ra, là đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% số dân, trong bối cảnh phát triển bền vững chính sách BHYT gặp nhiều vấn đề thách thức, như: vấn đề già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi, và nhất là KCB BHYT không ngừng gia tăng, từ năm 2017 quỹ BHYT bắt đầu trong tình trạng chi vượt quá thu trong năm... iều này, đòi hỏi phải tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp để hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân và bảo đảm phát triển BHYT bền vững.
Theo Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn, số người dân chưa tham gia BHYT hiện nay tuy còn ít, nhưng lại là thách thức không nhỏ, bởi đó là những người không có thu nhập ổn định, thuộc thị trường lao động tự do, thường khi có bệnh mới tham gia BHYT, đi ngược lại nguyên tắc chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT. ể giải quyết được vấn đề này, thời gian tới, ngành BHXH phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương đề xuất những giải pháp hỗ trợ người dân tham gia BHYT, giúp những đối tượng này có những thuận lợi ban đầu khi tham gia BHYT. ồng thời có những giải pháp bảo đảm tính ổn định, bền vững cho các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT bằng cách nâng cao nhận thức của người dân, ý thức chia sẻ cộng đồng và cơ hội có nguồn tài chính vững chắc phòng khi không may mắc bệnh.
Với vai trò quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, an toàn nhưng phải bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT. ể giải quyết được vấn đề này, ngành BHXH sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; hoàn thiện các chính sách về BHYT, xây dựng gói quyền lợi BHYT phù hợp, rà soát ưu tiên đưa vào danh mục quỹ BHYT chi trả đối với các dịch vụ y tế có tính chi phí hiệu quả cao; bảo đảm công khai và minh bạch trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với BHXH các tỉnh, thành phố và các cơ sở KCB BHYT, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hình thức lạm dụng BHYT cũng như các trường hợp người bệnh BHYT không được bảo đảm quyền lợi tối đa...
Xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân Ở một địa phương mà có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao như Tri Tôn, cùng với chính sách chăm lo của nhà nước và nỗ lực kêu gọi, vận động xã hội hóa của địa phương đang góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân. Qua...