Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình
Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đối với ông Nguyễn Đăng Bình.
Ngày 14/9, thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 1512/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn nhiệm kỳ 2020-2025.
Đồng thời, tại Quyết định số 1511/QĐ-TTg, Thủ tướng cũng phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Long Hải để nhận nhiệm vụ mới.
Tân Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình.
Ông Nguyễn Đăng Bình sinh ngày 8/5/1978, quê quán xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; trình độ tiến sĩ kinh tế.
Trước khi làm Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, ông Nguyễn Đăng Bình từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hàm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân; Hàm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương Đảng; Vụ trưởng – Thư ký Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Video đang HOT
Thủ tướng truy vấn, lãnh đạo địa phương "đang xanh thành đỏ" lúng túng
"Tôi hỏi chi tiết để thấy sự lúng túng của lãnh đạo địa phương. Chính sự lúng túng này mà mặc dù giãn cách cứ kéo dài mãi nhưng làm gì để chặn dịch trong thời gian đó lại không rõ" - Thủ tướng nói.
Thủ tướng phê bình lãnh đạo Kiên Giang, Tiền Giang lơ mơ
Chủ trì cuộc họp với 2 tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang sáng 13/9, sau khi nghe các địa phương báo cáo, Thủ tướng đặt nhiều câu hỏi kiểm tra việc nắm bắt tình hình của lãnh đạo các địa bàn tại đây.
"Ngày hôm qua trong cộng đồng các anh xét nghiệm ra bao nhiêu ca, phải rất cụ thể, cứ lơ ma lơ mơ làm sao chỉ huy được?" - Thủ tướng truy vấn.
Lãnh đạo Kiên Giang trả lời ấp úng "hôm qua, tổng số có 154 ca F0". Thủ tướng tiếp tục hỏi địa bàn phát sinh, ghi nhận các ca bệnh thì lãnh đạo địa phương thừa nhận "không nhớ nổi".
Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang (Ảnh: VGP).
Thủ tướng phê bình: "Đã nhiều lần tôi gọi điện cho lãnh đạo tỉnh và nói phải kiểm soát hàng ngày, để xem số ca mắc trong cộng đồng tăng hay giảm và hiện tại việc xét nghiệm đã theo đúng hướng dẫn của Trung ương, Bộ Y tế chưa. Những việc này rất quan trọng nhưng làm chưa tốt. Kiên Giang từ chỗ "xanh rờn" thành "đỏ quạch" vậy đó".
Những câu trả lời bị động, chưa nắm chắc tình hình của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và một số xã phường khiến người đứng đầu Chính phủ rất sốt ruột.
Thủ tướng nhận định, chỉ kiểm tra nhanh đã thấy công tác phòng chống dịch ở các địa phương này bộc lộ nhiều điểm yếu, sự lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tốc độ xét nghiệm còn chậm hơn tốc độ lây nhiễm. Một số nơi lỏng lẻo trong quản lý người về từ vùng dịch, một số nơi chưa triển khai trạm y tế lưu động xuống xã phường gây quá tải lên tuyến trên, gây tử vong.
Thủ tướng cũng chỉ rõ, các mục tiêu, giải pháp trong báo cáo của các địa phương cũng chung chung, không rõ ràng. Ông đòi hỏi, đặt ra mục tiêu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thì phải rõ kéo dài đến bao giờ nhưng báo cáo của Kiên Giang, Tiền Giang không thấy đưa ra thời điểm cụ thể.
Bày tỏ lo lắng trước thực trạng này, Thủ tướng yêu cầu Tiền Giang, Kiên Giang chấn chỉnh ngay.
Giãn cách kéo dài mãi nhưng không biết mục tiêu là gì
Đi vào các vấn đề cụ thể, Thủ tướng nhắc, công tác xét nghiệm tỉnh Kiên Giang vẫn còn chậm hơn tốc độ lây lan và không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
"Cứ nói xét nghiệm 5-7 vòng nhưng mà 5-7 vòng trong vòng cả 2 tháng giãn cách thì có ý nghĩa gì? Đây là điểm yếu cần phải nhanh chóng khắc phục" - Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng nhắc nhở, gần 2 tháng triển khai giãn cách xã hội rồi mà vẫn chưa triển khai được trạm y tế lưu động nào, đặc biệt Kiên Giang khi cả 13 xã nguy cơ cao đều chưa điều động được trạm xá về cơ sở.
Thủ tướng nhấn mạnh bài học rút ra từ TPHCM, Bình Dương... để người dân được tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở xã phường, thị trấn thì mới giảm tử vong, giảm ca chuyển nặng, giảm ách tắc tuyến trên.
"Tôi hỏi chi tiết để thấy sự lúng túng của các cấp lãnh đạo địa phương. Chính sự lúng túng này cho thấy mặc dù giãn cách, rồi tăng cường giãn cách cứ kéo dài mãi nhưng biện pháp để làm gì, chặn dịch thế nào trong mỗi lần giãn cách đó, mục tiêu để đạt được gì thì địa phương lại không nêu ra được" - Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đánh giá một số điểm hạn chế khác trong hoạt động chống dịch tại hai địa phương, như một số nơi còn chưa quản lý chặt chẽ người về vùng dịch; lực lượng hỗ trợ tại chốt chặn, khu cách ly chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; còn tình trạng chủ quan, lơ là để lây nhiễm từ trong khu cách ly, điều trị ra ngoài cộng đồng.
Sau khi kiểm tra địa phương, Thủ tướng đã mời nhiều chuyên gia, nhà khoa học, Bộ Y tế cùng các bộ ngành phát biểu để lắng nghe thêm đánh giá, góp ý giải pháp cho 2 tỉnh.
Thủ tướng: Ai cũng ngậm ngùi vì các cháu không được nghe tiếng trống trường "Tất cả chúng ta ai cũng ngậm ngùi vì dịch bệnh lấy đi ý nghĩa của tuổi thơ các cháu khi chưa được cắp sách đến trường; hàng ngày không được nghe tiếng trống trường...", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. Tối 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" kêu gọi toàn xã...