Thủ tướng: Phát triển BV Nhi TƯ dẫn đầu trong hệ thống Nhi khoa Việt Nam
Sáng 13/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển Bệnh viện Nhi Trung ương. Cùng tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, lãnh đạo các ban, bộ, ngành.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng khẳng định, công tác bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đến nay, chúng ta đã xây dựng một bệnh viện nhi Trung ương đầu ngành của cả nước, ngang tầm khu vực.
Thủ tướng đánh giá cao kết quả Bệnh viên đạt được thời gian qua. Bệnh viện đã có gần 2.000 giường bệnh với trang thiết bị, phương tiện hiện đại, đặc biệt, từ năm 2012 đã được trang bị hệ thống phẫu thuật nội soi ứng dụng robot đầu tiên của Việt Nam và ứng dụng trên trẻ em lần đầu tiên ở châu Á.
Hiện Bệnh viện có gần 2.000 thầy thuốc, nhân viên y tế, người lao động với 10 giáo sư, phó giáo sư, 83 tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp 2, 300 thạc sĩ và bác sỹ chuyên khoa cấp 1. Một số nhà khoa học của bệnh viện là các chuyên gia có uy tín trong nước, khu vực và thế giới như Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm có phương pháp phẫu thuật được thế giới công nhận và ứng dụng.
“Tôi rất vui mừng được biết, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực sự trở thành địa chỉ chữa bệnh đáng tin cậy đối với trẻ em mắc bệnh nặng, bệnh khó, bệnh hiếm, là chỗ dựa cho hệ thống nhi khoa toàn quốc”, Thủ tướng nói.
Riêng năm 2018 vừa qua, Bệnh viện tiếp nhận hơn 1 triệu lượt trẻ bệnh đến khám và hơn 100 nghìn bệnh nhi điều trị nội trú.
Thủ tướng cũng nhắc đến những thành tựu mới nhất của Bệnh viện như bệnh nhi xơ gan giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ ghép gan; ứng dụng thành công và làm chủ phương pháp sử dụng kim Endo trong phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em; lần đầu tiên phẫu thuật động kinh kết hợp đặt điện cực bề mặt vỏ não thành công.
Thủ tướng cho rằng, chặng đường phía trước đối với Bệnh viện Nhi Trung ương còn nhiều gian lao, thử thách như nhiều căn bệnh khó, bệnh hiếm, bệnh lạ, bệnh dịch theo mùa ở trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp; nhu cầu được khám chữa bệnh với chất lượng cao của nhân dân ngày càng tăng; sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật và thiết bị y tế…
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Độc lập Hạng Nhì tặng Bệnh viện Nhi Trung ương.
Video đang HOT
Dưới đây là chùm ảnh, Thủ tướng thăm và làm việc tại BV Nhi Trung ương.
N. Huyền
Theo infonet
Xúc động con rể đưa bố vợ từ "án tử ung thư gan" trở về khỏe mạnh
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã thực hiện được 5 ca ghép gan đầu tiên giúp bệnh nhân ung thư gan có cơ hội được điều trị tốt hơn. Đây là một bước tiến quan trọng trước tình trạng bệnh ung thư gan đang đứng đầu ở Việt Nam.
Bác sĩ Long chăm sóc bệnh nhân. Ảnh báo TT
Con rể hiến gan cho bố vợ
Bệnh nhân Nguyễn Ngọc H., 62 tuổi, trú tại Nha Trang bị ung thư gan và đã điều trị các phương pháp khác nhưng không hiệu quả. Sức khỏe ngày càng nghiêm trọng nếu không thực hiện ghép gan bệnh nhân chỉ sống được khoảng 1 năm nữa.
Ông H. bị viêm gan C dù đã điều trị khỏi hẳn cách đây 4 năm nhưng vẫn âm thần tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Khối u trong gan có kích thước khoảng 3cm và nằm ở vị trí rốn gan. Bác sĩ cho biết đây là một vị trí rất khó điều trị.
Bệnh nhân lại bị xơ gan nhiều nên việc điều trị ung thư bằng các phương pháp khác không hiệu quả. Khi đưa ra phương án ghép gan. Cả ba người con của bệnh nhân H. đều làm xét nghiệm và tương đồng về nhóm máu. Tuy nhiên, lá gan của họ nhỏ, không đủ điều kiện để thực hiện hiến gan sau điều trị nên các bác sĩ không nhận gan của con ông H.
Anh Nguyễn T.T. 31 tuổi là con rể của ông H. tình nguyện làm xét nghiệm để hiến gan cho bố vợ. Kết quả, anh T. có nhóm máu tương đồng với bệnh nhân và lá gan cũng to đủ điều kiện hiến gan nên các bác sĩ đã thực hiện ca ghép gan của bệnh nhân H. vào cuối năm 2018. Sau phẫu thuật, cả hai bố con ông H. đều bình phục và sức khỏe ổn định.
Trường hợp của ông Lê V.Q, 57 tuổi, trú tại Bình Dương bị ung thư gan trên nền xơ gan và viêm gan C. Sau một thời gian điều trị ung thư gan không có hiệu quả, lá gan của bệnh nhân ngày càng suy yếu và lúc này các bác sĩ đưa ra phương án hiến gan.
Con gái của bệnh nhân đã tình nguyện hiến gan cho bố mình. Với ông Q. con gái chính là người đã mang ông trở về cuộc sống mới. Sau phẫu thuật, sức khỏe của hai bố con ông Q. đều hồi phục tốt.
Hay như trường hợp của bệnh nhân Trần Văn V. 50 tuổi bị ung thư gan trên nền viêm gan B, xơ gan. Dù đã được điều trị bằng phương pháp nút mạch nhưng tình trạng xơ gan vẫn phát triển và khi có sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Hàn Quốc, Bệnh viện Y Dược TP.HCM đã thực hiện ca ghép gan của anh V.. Người hiến gan chính là vợ anh.
Thủ phạm do viêm gan
TS BS. Trần Công Duy Long - Phó Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết vì gan có khả năng tái sinh bù trừ nên phần gan còn lại trong cơ thể người vợ sẽ phát triển lớn hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể và đảm bảo sức khỏe người hiến không bị ảnh hưởng sau khi hiến gan. Về phía các bệnh nhân phần gan ghép đã được cơ thể người bệnh dung nạp tốt. Nó sẽ giúp bệnh nhân tiếp tục sống lâu dài.
Theo bác sĩ Long ở Việt Nam, ung thư gan là một loại bệnh ác tính thường gặp nhất. Đa số nguyên nhân dẫn đến ung thư gan là do viêm gan, xơ gan và một số bệnh lý khác. Ung thư gan là một loại bệnh tiến triển thầm lặng, khó nhận biết sớm, do đó, người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi thời gian đã trễ, tổng trạng kém, dẫn đến việc tiên lượng xấu, điều trị khó khăn.
Trong khi đó 80% ung thư gan liên quan đến nhiễm viêm gan siêu vi B. Việt Nam lại nằm trong vùng trũng bệnh viêm gan B nên tình trạng ung thư gan ngày càng gia tăng cũng là điều dễ hiểu.
Bác sĩ Long từng điều trị cho một gia đình có 5 người trong một nhà bị bệnh này và lần lượt qua đời ở tuổi 30 - 40 mà nguyên nhân do người mẹ nhiễm vi rút viêm gan B và truyền cho con lúc sinh nhưng không ai biết mình mang vi rút này chỉ đến khi bị ung thư thì viêm gan B đã phá hủy lá gan gây xơ gan.
Khi bệnh nhân cảm thấy đau tức hoặc vàng da thì khối u gan đã lớn và xơ nặng. Biện pháp tầm soát hiệu quả nhất là dựa vào siêu âm, CT Scan hoặc chụp MRI.
Bác sĩ Long cho biết biện pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa viêm gan B là tiêm vắc-xin. Viêm gan B chưa có thuốc điều trị nhưng đã có vắc-xin ngừa mang lại hiệu quả bảo vệ trên 90%, đặc biệt nếu tiêm cho trẻ em ở giai đoạn sớm sẽ cho hiệu quả cao hơn. Hiện nay, viêm gan siêu vi C chưa có vắc-xin nhưng đã có thuốc điều trị rất hiệu quả.
Đối với những người đã bị viêm gan B, C mạn tính cần tiến hành tầm soát ung thư gan 6 tháng một lần, nếu có xơ gan thì tiến hành mỗi 3 tháng.
Theo infonet
Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ghép gan thành công Ca ghép gan được thực hiện khi bệnh nhi mới 1 tuổi, nặng 6,7 kg. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đơn vị vừa thực hiện ca phẫu thuật ghép gan thành công cho bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Bé T.V.H.V., 1 tuổi, trú tại Nam Định, bị chẩn đoán vàng da, ứ mật lúc 3 tháng tuổi do hội...