Thủ tướng: Phát hiện, xử lý đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn
Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, đưa ra xét xử công khai các vụ án lớn, dư luận quan tâm, thu hồi tài sản có tiến bộ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Đàm Duy
Sáng 23.10, tại phiên khai mạc của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018.
Về công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã tập trung xây dựng, hoàn thiện pháp luật, khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và đã thông qua 12 Luật, ban hành 112 Nghị định, trong đó chú trọng rà soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh; kết nối cơ chế một cửa ASEAN với 4 nước; tổ chức tiếp nhận thông tin, lắng nghe và giải quyết kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp qua Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và của các Bộ ngành, địa phương.
“Đến nay đã cắt giảm, đơn giản hóa trên 5.000 thủ tục hành chính. Tập trung chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, về nguyên tắc không quá 1 lần/năm. Công khai chỉ số cải cách hành chính của các Bộ ngành, địa phương. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, khắc phục một bước tình trạng thiếu kỷ luật kỷ cương, nói không đi đôi với làm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Video đang HOT
Thủ tướng cho biết thêm, công tác tinh giản biên chế tiếp tục được đẩy mạnh tinh giản biên chế, đã giảm được 3% biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Theo số liệu, từ năm 2015 đến nay đã tinh giản biên chế được gần 30.000 người.
“Tập trung chỉ đạo, xử lý những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch. Trong đó đã xử lý nghiêm một số cán bộ lãnh đạo và công khai kết luận, tạo niềm tin trong nhân dân; thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, cấm uống bia, rượu trong giờ làm việc, buổi trưa; cấm biếu quà lãnh đạo trong dịp Lễ, Tết; cấm sử dụng xe công đi lễ hội; chấn chỉnh việc cấp biển số xanh cho ô tô doanh nghiệp và nhận ô tô do doanh nghiệp biếu tặng”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ cho biết, nghiêm túc triển khai kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt và các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Hoàn thiện, trình Quốc hội dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và dự án Luật tố cáo (sửa đổi). Phát hiện, xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, đưa ra xét xử công khai các vụ án lớn, dư luận quan tâm. Từ ngày 1.10.2016 đến 31.7.2017, đã phát hiện, khởi tố điều tra 190 vụ án, 399 bị can về tội tham nhũng và 17 vụ, 90 bị can phạm tội về chức vụ. Việc thu hồi tài sản trong quá trình thực hiện các bản án có hiệu lực tăng 12,2% so với cùng kỳ. Theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016, đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng được xử lý trong năm 2016, việc thu hồi tài sản đạt 38,3%.
Theo Danviet
Chủ tịch Quốc hội: Nhân dân lo lắng về tham nhũng, lãng phí
Theo Chủ tịch Quốc hội, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và đất nước có nhiều chuyển biến với nhiều thuận lợi nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (ảnh Đàm Duy).
Sáng 22.5, tại Hà Nội, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có bài phát biểu khai mạc.
Chủ tịch Quốc hội cho biết: Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của nhân dân và toàn bộ bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế trong nước cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế tiếp tục đà phục hồi; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển; du lịch đang tiếp tục tăng trưởng; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế tiếp tục có bước chuyển biến. An sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế thu được những kết quả tốt đẹp. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên...
"Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, đất nước vẫn còn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Kinh tế tiếp đà tăng trưởng nhưng chưa bền vững, một số chỉ tiêu cơ bản chưa đạt, đặc biệt là sản xuất công nghiệp, nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Biến đối khí hậu tiếp tục gây ra hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân.
Vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên, khoáng sản đang diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội; ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều nơi nhưng việc khắc phục và cải thiện còn chậm. Các vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; trong quản lý, sử dụng đất đai; các hiện tượng tham nhũng, lãng phí vẫn là những vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, lo lắng..." - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các đòi hỏi của tình hình mới.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác. Một số dự án liên quan đến quyền con người, quyền công dân, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành kinh tế - xã hội...
Trong lĩnh vực giám sát, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về Báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016; thảo luận và thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018; nghe Báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 của Quốc hội.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội sẽ tăng thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn lên ba ngày. Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thảo luận Báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Cùng với các nội dung quan trọng trên, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thảo luận và quyết định một số dự án quan trọng khác...
Theo Danviet
Quốc hội có xem xét tư cách đại biểu của bà Phan Thị Mỹ Thanh? Trả lời báo chí tại buổi họp báo trước Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV chiều 20.10, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cho biết, ông đã được nghe một số cử tri ở Đồng Nai, TP.HCM có ý kiến về trường hợp của bà Phan Thị Mỹ Thanh, tuy...