Thủ tướng phát biểu về vụ giàn khoan Trung Quốc trước ASEAN
Vào lúc 9h sáng nay (giờ Nay Pyi Taw), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 đã chính thức khai mạc với bài phát biểu của Tổng thống Myanmar U Thein Sein.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã được khai mạc vào sáng nay tại thủ đô Myanmar Nay Pyi Taw (Ảnh: Đức Tám).
Theo thông tin mới nhất, trong sáng nay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có một bài phát biểu quan trọng, được chờ đợi là sẽ đề cập trực tiếp về quan điểm của Việt Nam về vấn đề biển Đông, và hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, điều mà Việt Nam đã khẳng định là đe dọa an ninh hàng hải, ảnh hưởng tới an ninh chung trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay Tổng thống Myanmar U Thein Sein (Ảnh: Đức Tám)
Đây được coi là lần đầu tiên, một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chính thức lên tiếng về vấn đề này, sau những hành động gây hấn của Trung Quốc từ ngày 1/5, với việc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đặt giàn khoan tại vị trí nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng tại phiên họp toàn thể – Hội nghị cấp cao ASEAN 24 (Ảnh: Đức Tám)
PV Báo Dân trí tại Nay Pyi Taw sẽ cập nhật nội dung bài phát biểu này tới bạn đọc.
Trong Phát biểu khai mạc với chủ đề “Đoàn kết tiến tới một Cộng đồng Hoà bình và Thịnh vượng”, Tổng thống Thein Sein khẳng định đoàn kết và thống nhất chính là sức mạnh giúp ASEAN bảo đảm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN hoà bình và thịnh vượng vào năm 2015; đồng thời ASEAN cần tích cực xây dựng tầm nhìn cho giai đoạn phát triển tiếp theo, phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực, tăng cường quan hệ với các đối tác và nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Tông thông Myanmar cũng đề xuất các ưu tiên ASEAN trong năm 2014, trong đó có thúc đẩy triên khai cac dong hanh đông con lai cua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thuc đây phat triên kinh tê đông đêu, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và tinh thích ứng cua cac nên kinh tê ASEAN, ưng pho hiệu quả vơi cac thách thức đang nổi lên…
Về Biển Đông, Lanh đao cac nươc ASEAN bày tỏ lo ngại sâu sắc về những vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đa lam gia tăng căng thăng va anh hương tơi hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hai ở Biển Đông; yêu câu phai triêt đê tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), trong đo phai giai quyêt tranh châp băng biên phap hoa binh, không sư dung hay đe doa sư dung vu lưc, kiêm chê va không đươc co hanh đông lam phưc tap tinh hinh; đông thơi nhấn mạnh sự cần thiết bao đam thưc hiên đây đu Tuyên bô DOC va việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tai cac phiên họp cua Hôi nghi Câp cao, cac nha Lanh đao ASEAN đã tập trung trao đổi về các chủ đề chính sau: thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển của Cộng đồng sau năm 2015; tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Trươc cac diễn biến phức tạp, hơn bao giờ hết, ASEAN càng cần duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm va trach nhiêm trong việc bảo đảo môi trường hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực, xử lý hiệu quả các thách thức đặt ra.
Hôm qua, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã đề cập tới mối đe dọa an ninh của khu vực sau các hành động của Trung Quốc, và kêu gọi sự đoàn kết của ASEAN trong vấn đề này. Bộ trưởng Minh kêu gọi ASEAN cần có phản ứng chung với mối đe dọa an ninh khu vực ngày một lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ này.
Tổng thống Philippines Aquino cũng đã có lời hối thúc các nhà lãnh đạo ASEAN cần sớm có tuyên bố và hành động chống lại tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc liên quan đến tuyên bố “đường lưỡi bò” và các hành động gây hấn trên biển.
Các báo ra hôm nay 11/5 tại Myanmar cũng đưa vấn đề Biển Đông lên trang nhất. Tờ The New Light of Myanmar thậm chí còn bình luận rằng những hành động nguy hiểm của Trung Quốc đã làm thay đổi trọng tâm của Hội nghị ASEAN 24 lần này, và các nhà lãnh đạo ASEAN đều nhận thức được ràng đây không phải là những cuộc xung đột riêng lẻ mà đã trở thành mối đe dọa với an ninh chung của toàn khu vực.
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay (11/5), ông Widicato Juniardhie (phái đoàn Indonesia) tiết lộ: “Tổng thống Indonesia luôn cho rằng vấn đề chủ quyền, tranh chấp trong khu vực Biển Đông cần được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, và các nước khác nên tôn trọng lựa chọn đó của ASEAN”.
Video đang HOT
Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 24 sáng nay, vào lúc 10h sáng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Thein Sein. Tại cuộc gặp, hai vị nguyên thủ đã thảo luận các vấn đề về củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa Myanmar và Việt Nam, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính và năng lượng cũng như trao đổi quan điểm của hai bên về vấn đề hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Dantri
Tuần hành ở Tokyo phản đối giàn khoan Trung Quốc
Hàng trăm người Việt và nhiều người Nhật chiều nay 11/5 đã xuống đường tuần hành tại Tokyo, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuần hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam đang diễn ra ở Tokyo, Nhật.
Cuôc tuần hành phản đối động thái của Trung Quốc diên ra vào 3h chiều giờ Tokyo (1h chiều VN) vào ngày hôm nay 11/5, vơi sư tham gia cua hang trăm ngươi Viêt Nam va nhưng ngươi ban Nhât Ban. Họ tham gia để biểu thị lòng yêu nước, yêu hòa bình cua Viêt Nam; Căm phẫn, lên án hành xử vô lối của Trung Quốc; va kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của bạn bè quốc tế. Trước đó, các tuyến tàu đến công viên Aoyama, nơi bắt đầu cuộc tuần hành, dường như đều có người Việt Nam ở khắp nơi đổ về.
Đoàn tuần hành cử 5 thành viên đến trước đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để đọc kháng nghị thư tiếng Nhật-Anh, trong đó nêu rõ tinh thần phản đối quyết liệt hành vi xâm phạm của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam...
Trong khi đó đoàn tuần hành chính bắt đầu từ công viên Aoyama, dọc theo đại lộ Roppingi và kết thúc ở công viên Mikawadai của Tokyo. "China, STOP invade Viet Nam's territorial water!!" (Trung Quốc không được xâm phạm chủ quyền của Việt Nam!) "Japan and ASEAN, we are with you to keep peace in South East Asia!" (Việt Nam quyết cùng bạn bè Nhật Bản và ASEAN giữ gìn hòa bình cho Đông Nam Á!)...Đó la nhưng thông điêp ma nhưng ngươi con Viêt trên đât Nhât, va ca nhiêu ngươi Nhât, gưi đi khi tham gia cuôc tuần hành ơ Tokyo phan đôi Trung Quôc xâm pham chu quyên cua Viêt Nam trên Biên Đông.
Theo PV Dân trí có mặt tại cuộc tuần hành, ước tính hơn 300 người tham gia cuộc tuần hành.
Giáo sư Trần Văn Thọ, trường đại học Weseda, một trong hai trường đại học lớn nhất Nhật, phát biểu với báo giới trong cuộc tuần hành. Giáo sư nhấn mạnh tinh thần yêu nước của người Việt, lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc.
China, RESPECT the sovereignty of your neighbors!! (Trung Quốc phải tôn trong chủ quyền của các nước láng giềng!!). China, STOP illegal oil drilling!! (Trung Quốc, hãy dừng ngay hành động khai thác dầu phi pháp trên biển Đông!!)... Moi ngươi giương cao va hô vang cac khâu hiêu.
Đoàn tuần hành vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc
Cuộc tuần hành diễn ra trên cả đoạn đường dài nhưng rất trật tự, với sự hỗ trợ dẹp đường của cảnh sát Nhật.
Cuộc tuần hành diễn ra trong trật tự, trong ảnh một bên phố là người Nhật Bản trong khi cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc diễn ra ở ngoài đường.
Một người Nhật phát tờ rơi kêu gọi ủng hộ Việt Nam.
Nhiều người Nhật quan tâm tới sự kiện.
Và cả báo chí Nhật cũng như báo chí quốc tế.
Một phụ nữ ngoại quốc cho biết: Chúng tôi ủng hộ Việt Nam.
Cuộc tuần hành kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, bắt đầu từ công viên Aoyama, dọc theo đại lộ Roppingi và kết thúc ở công viên Mikawadai.
Một người Nhật tham gia cuộc tuần hành lên tiếng ủng hộ Việt Nam trước báo giới.
Hành động nganh ngược của Trung Quốc,đặt hạ giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa của Việt Nam, đang là chủ đề "nóng" ở Tokyo, được nhắc đến mọi nơi từ trong các công sở, trong quán cafe và cả trên tàu...
Người Việt Nam tham gia biểu cuộc tuần hành ở Tokyo.
Khẩu hiệu phản đối động thái đặt hạ giàn khoan của Trung Quốc được người Việt Nam chuẩn bị cho cuộc tuần hành ở Tokyo.
Những phụ nữ Việt ở Nhật mang theo cả con, cháu tham gia cuộc tuần hành. Người phụ nữ trong ảnh cho biết muốn truyền tình yêu nước cho con cháu của mình.
Băng rôn được chuẩn bị trong cuộc tuần hành
Nhật Bản trong những ngày qua dồn dập đưa tin, dư luận Việt Nam dậy sóng bất bình với hành động ngang ngược của Trung Quốc. Báo dẫn cả vụ tàu Trung Quốc phá rối các tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động gần đó.
Riêng với Đài truyền hình NHK, trong suốt ba ngày liền, tin Biển Đông được đưa lên tin đầu của bản tin lúc 7 giờ tối của đài công cộng duy nhất Nhật Bản.
Thông tin về động thái Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam được đưa tin liên tục trên đài truyền hình NHK của Nhật.
Trong khi đó, báo Asahi đăng video do Việt Nam công bố, cho rằng đây là chứng cứ xác đáng phản bác phát biểu quy chụp của Trung Quốc, khi phía Trung Quốc lật lọng nói "tàu Việt Nam chủ động đâm tàu Trung Quốc.
Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản rất quan ngại trước thông tin tin một số tàu của Việt Nam bị hư hại và những người trên tàu bị thương. Ngày 9/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh căng thẳng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc chính là do các hoạt động đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc tại vùng biển này.
Hôm 6/5, khi đang ở thăm châu Âu, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ trích mưu toan dùng vũ lực thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Khi Chánh văn phòng nội các Nhật Bản phát biểu về việc này, Trung Quốc còn lớn tiếng chỉ trích Nhật "đổ thêm dầu vào lửa". Thông tin này được một đồng nghiệp người Nhật của tôi kể lại từ các thông tin trên truyền hình Nhật đăng tải. Anh nói bằng tiếng Việt: Tôi thích câu "Vừa ăn cắp vừa la làng" mà báo chí Việt Nam nói!
Theo Dantri
Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất của CSB VN vừa ra giàn khoan TQ Trước việc Trung Quốc tiếp tục các hành động gây căng thẳng, Bộ tư lệnh CSB VN đã quyết định điều tàu tuần tra lớn nhất 8001 ra khu vực đặt giàn khoan HD-981. Tàu cảnh sát biển 8001 được đóng mới theo thiết kế và chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen - Hà Lan Tàu được khởi công ngày 30/7/2011,...