Thủ tướng phát biểu nhân văn và đầy khí phách
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 68 được sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là một bài phát biểu đầy khí phách, có sức thuyết phục và có tâm, có tầm, đúng việc, đúng người, đúng lúc. Nó thực sự đại diện cho tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Đây là tiếng nói của lương tri loài người, của dân tộc Việt Nam vì một thế giới hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là diễn đàn lớn nhất hành tinh và những vấn đề Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong bài phát biểu của mình chính là những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, có tính chất như một bản tuyên ngôn, đại diện cho Việt Nam và nhiều nước tương đồng.
Và một lần nữa, sau sự kiện Shangri-La, thông điệp “lòng tin chiến lược” lại được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh như một nhân tố vô cùng quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh rằng dân tộc Việt Nam luôn có chính kiến, có trách nhiệm và có lòng tin đối với đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Thực sự đấu tranh cho hòa bình là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, gian khổ nhưng mọi người hãy có lòng tin vào hòa bình. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một thông điệp rất giản dị: Các quốc gia và các dân tộc hãy cùng nhau ngăn chặn bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạo lực, và nếu không ngăn chặn thì cũng “đừng tiếp tay”, “đừng làm ngơ”.
Thủ tướng khẳng định, việc giữ gìn hòa bình bao giờ cũng đòi hỏi thiện chí của các bên, vai trò của các cường quốc là không thể thiếu với “lòng tin chiến lược không ngừng được vun đắp bằng thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể”.
Vị thế của Việt Nam là thế của một nước chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh trên thế giới. Sau chiến tranh, trải qua mấy chục năm làm công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, chúng ta đang thu hoạch được những thắng lợi trong hòa bình khiến vị thế của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng rõ ràng trên trường quốc tế, ngày càng đàng hoàng, mạnh mẽ hơn.
Tôi ví dụ trong bài phát biểu của Thủ tướng đã nói đến việc chúng ta từ một nước thiếu ăn, trong một thời gian rất ngắn lại thừa lương thực xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Đó là một thắng lợi rất đặc sắc của Việt Nam. Một nước có ý chí vươn lên mạnh mẽ như thế với hào khí “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đó là một ví dụ rất sinh động và thuyết phục được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra trong bài phát biểu của mình.
Video đang HOT
Đại diện các tổ chức của Liên Hợp Quốc đến bắt tay chúc mừng sau khi Thủ tướng đọc xong bài phát biểu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Từ những kinh nghiệm của mình, Việt Nam cũng đã nhiệt tình và bền bỉ giúp đỡ các nước đang phát triển khác tự sản xuất thêm lúa gạo, như với Cuba, Mozambique, Angola, Mali, Madagascar, Myanmar… Đó không chỉ là việc làm của một thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, mà còn thể hiện đạo lý “thương người như thể thương thân” đã trở thành truyền thống nhân nghĩa, cao đẹp nghìn đời của Việt Nam.
Nhân dịp này, tôi xin chúc mừng Thủ tướng và Đoàn cùng đi. Nhân dịp này, tôi cũng đề nghị Thủ tướng quan tâm đến ngành cơ khí chế tạo. Công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam đã có lâu rồi nhưng chúng ta phát triển chưa cao. Nói như GS Trần Đại Nghĩa: “một nước không có nền công nghiệp chế tạo thì không thể theo kịp người ta”. Vì vậy, tôi rất hy vọng, nền công nghiệp chế tạo của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ để thể hiện rõ hơn tầm vóc của một đất nước. Như thế sẽ góp phần vào sự phát triển, thành công chung của đất nước, để tiếng nói của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc lần sau càng mạnh hơn gấp bội.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là vị Tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian dài nhất (1967-1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Trong thời gian ông làm Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, tuyến giao thông chiến lược Trường Sơn từ một con đường mòn nhỏ, trở thành một tuyến giao thông vận tải lớn với cả hệ thống đường được giới truyền thông và một số nhà nghiên cứu quân sự quốc tế mệnh danh là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo quá trình xây dựng con đường Hồ Chí Minh, con đường huyết mạch (song song với đường số 1) từ Bắc vào Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (1986-1991), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Sau khi thôi chức Bộ trưởng, ông được giao nhiệm vụ Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Ông được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng và Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Theo Dantri
5 trọng tâm thảo luận tại Hội nghị Trung ương 8
Diễn ra vào thời điểm giữa nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, Hội nghị Trung ương 8 sẽ thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đổi mới giáo dục... và một số vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XI.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 sáng 30/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc hoàn thành tốt chương trình Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014-2015, tiến hành thành công đột phá về thể chế, phát triển nguồn nhân lực, chiến lược bảo vệ Tổ quốc và khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số nội dung mang tính gợi mở cho Trung ương thảo luận các vấn đề trên.
Đánh giá đúng thực trạng kinh tế-xã hội
Để thống nhất nhìn nhận bức tranh thực về kinh tế-xã hội năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương làm rõ các vấn đề: Sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng lạm phát tăng cao trở lại; tính thanh khoản và độ an toàn hệ thống ngân hàng thương mại; kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp...
Tổng Bí thư đề nghị các Ủy viên Trung ương bám sát Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội cuối năm 2012 và thực tiễn của đất nước, của bộ, ngành, địa phương nơi công tác, phân tích kỹ tình hình, chỉ rõ những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013.
Đối với việc đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinh tế-xã hội (2011-2013), cần tập trung đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, kịp thời của việc các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ngay sau Đại hội XI đã quyết định chuyển nhiệm vụ trọng tâm từ phát triển nhanh sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã đem lại kết quả như thế nào, có gì cần rút kinh nghiệm; việc thực hiện các mục tiêu Đại hội XI đặt ra đạt được ở mức nào, có vấn đề gì mới nảy sinh, xu hướng phát triển trong nửa nhiệm kỳ còn lại...
Từ đó, chỉ rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế-xã hội.
Phải thống nhất cao về đổi mới giáo dục
Dự kiến tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ thông qua Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Tổng Bí thư cho rằng "phải tạo được sự thống nhất cao, ban hành được một Nghị quyết Trung ương xứng tầm để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vực luôn được coi là quốc sách hàng đầu này".
Tổng kết Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Theo Tổng Bí thư, việc Hội nghị lần này tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là hết sức cần thiết, để thấy rõ những diễn biến phức tạp khó lường và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới, kịp thời điều chỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Trung ương cần tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt, những khó khăn thách thức phải vượt qua để "trong mọi tình huống đều bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Thảo luận kỹ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Trước Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại các Hội nghị lần thứ 2, thứ 5 và thứ 7.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tiếp tục dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự thảo. Tập trung cho ý kiến đối với một số vấn đề còn có phương án lựa chọn khác nhau, tạo sự thống nhất cao
Thông qua Quy chế bầu cử trong Đảng
Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị lần này sẽ xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng tập trung vào các vấn đề: Phạm vi điều chỉnh của Quy chế; việc ứng cử, đề cử, bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; thủ tục ứng cử, đề cử, bao gồm điều kiện để được đưa vào danh sách bầu cử, số dư trong danh sách bầu cử và dự kiến trước việc phân công nhiệm vụ sau khi trúng cử...
Đồng thời, Trung ương cũng sẽ quyết định việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng. Theo đó, dự kiến thành lập 5 tiểu ban: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế-Xã hội; Tiếu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự; và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Các Tiểu ban có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo Chính trị, Báo cáo Kinh tế-Xã hội, Báo cáo Tổng kết về việc thực hiện Điều lệ Đảng và bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có) và Báo cáo công tác nhân sự.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Ủy viên Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để hoàn thiện các Báo cáo, Đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo_VnMedia
Đột phá về thể chế, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ Tổ quốc Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị diễn ra vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XI với nhiều nội dung quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quan tâm. Tổng Bí thư đã nêu 5 vấn đề mang tính gợi mở, cần quan tâm xem...