Thủ tướng Pháp tránh gọi Trung Quốc là ‘đồng minh’ trung thành
Phát biểu nhân chuyến công du Bắc Kinh vào ngày 30.1, Thu tương Pháp Manuel Valls đã tránh gọi Trung Quôc là ‘đồng minh’ trung thành của nhau như nội dung soạn sẵn trước đó, AFP đưa tin.
Thu tương Pháp Manuel Valls – Anh: Reuters
AFP cho biết bài phát biểu dành cho giới doanh nghiệp của ông Valls được soạn trước có đoạn: “Đúng vậy, Pháp và Trung Quôc là 2 cường quốc. Hai đối tác đã có cam kết sát cánh làm việc cùng nhau. Hai đồng minh trung thành của nhau”.
Tuy nhiên, khi phát biểu, Thu tương Pháp đã chỉnh lại đoạn này vào phút cuối khi đang trải qua ngày thứ 2 trong chuyến công du nhằm kêu gọi thêm nguồn đầu tư vào Pháp từ Trung Quôc.
Video đang HOT
“Đúng vậy, Pháp và Trung Quôc là hai cường quốc chuộng bàn về lịch sử, về văn hóa… về sự đấu tranh không ngừng cho nền độc lập của nước mình”, ông Manuel Valls phát biểu.
AFP bình luận nhiều nhà ngoại giao phương Tây thường hay bày tỏ sự lạc quan về quan hệ của nước họ với Bắc Kinh và hi vọng “có chân” trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định ít người dùng những ca từ như trong bài phát biểu gốc của Thu tương Pháp.
“Đó là một cụm từ rất mạnh. Theo tôi được biết thì Trung Quôc đâu phải là thành viên của NATO”, ông Jean-Pierre Cabestan, một nhà nghiên cứu về Trung Quôc tại Trường đại học Baptist ở Hông Kông, bình luận.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Quân đội TQ giáo dục củng cố lòng trung thành của binh sĩ
Quân đội Trung Quốc (PLA) vừa khởi động chiến dịch giáo dục dài hạn để củng cố lòng trung thành của tất cả các binh sĩ cũng như sĩ quan cao cấp, Tổng cục Chính trị của quân đội Trung Quốc hôm qua cho hay.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Chiến dịch trên nhận được sự tán thành mạnh mẽ của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Dự kiến, thông qua chiến dịch giáo dục dài hạn, các sĩ quan cũng như binh sĩ Trung Quốc sẽ tăng thêm "sự tự tin về con đường họ đã chọn cũng như học thuyết và hệ thống chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc. Chiến dịch cũng giúp nâng cao niềm tin của họ vào Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) cũng như Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tất cả các sĩ quan thuộc biên chế của Các lực lượng vũ trang Trung Quốc được yêu cầu phải tham gia chiến dịch giáo dục trên. Sau đó, họ cũng bắt buộc phải viết báo cáo về hiệu quả của chiến dịch đã giúp nâng cao nhận thức chính trị cũng như các kỹ năng quân sự của họ như thế nào.
Một loạt các bê bối tham nhũng của giới chức quân sự vỡ lở thời gian qua đang đặt ra nhiều nguy cơ làm giảm sức mạnh của quân đội Trung Quốc.
Hồi tháng 7 năm ngoái , tướng Từ Tài Hậu, cựu Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, người nghỉ hưu từ năm 2013 bị đưa ra tòa án quân sự xét xử vì tội tham nhũng.
Trước đó, Trung Quốc từng bắt giữ thiếu tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần quân đội giải phóng Trung Quốc vì tội danh tham nhũng, tống tiền, hối lộ và lạm dụng công quỹ. Khi khám xét cơ ngơi xa hoa của ông này, người ta tìm thấy tượng Mao Trạch Đông, bồn rửa mặt, mô hình tàu thuyền bằng vàng ròng...
Ngoài ra, còn phải kể đến các vụ bê bối nhận hối lộ của cựu Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Giả Khánh Lâm và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, Thiếu tướng Cơ Đức Thắng. Hiện chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đang đẩy mạnh việc truy quét nạn tham nhũng trong quân đội.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Quân đội Trung Quốc thề trung thành với Tập Cận Bình Nhiều quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc thề trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình, sau khi Bắc Kinh cuối tuần trước thông báo bắt và điều tra cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Tướng Hứa Kỳ Lượng, phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc. Ảnh: Want China Times. Các quan chức quân đội...