Thủ tướng Pháp công bố nội các mới
Thủ tướng Pháp Michel Barnier tối 21/9 đã thông báo thành phần chính phủ của ông, với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu tại lễ nhậm chức ở Paris ngày 5/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, trong số 17 bộ trưởng, có 7 người đến từ liên minh trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron và 3 người đến từ đảng bảo thủ Những người Cộng hòa của ông Barnier.
Cụ thể, ông Jean-Noel Barrot được đề cử thay thế bà Stephane Sejourne là Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao. Ông Barrot, 41 tuổi, là nhà kinh tế và từng đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Phái đoàn châu Âu trong chính phủ tiền nhiệm. Ông Bruno Retailleau được đề cử chức Bộ trưởng Nội vụ, mà theo nhật báo Le Figaro đánh giá là một “biểu tượng vững chắc” để khôi phục trật tự tại Pháp. Đáng chú ý, vị trí Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính được trao cho Antoine Armand, người mới chỉ 33 tuổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, danh sách các thành viên chính phủ mới không có thành viên các đảng cánh tả và cực tả, những đảng đã giành được kết quả cao trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn vừa qua. Lãnh đạo đảng Xã hội Olivier Faure đã chỉ trích ông Barnier quyết định thành lập một chính phủ trung hữu, trong khi lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất (LFI), Jean-Luc Melanchon, thậm chí còn cho rằng chính phủ mới là tập hợp của những đảng đã thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Hiện các đảng cánh tả đã tuyên bố sẽ tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới tại Quốc hội. Tuy nhiên, do không chiếm thế đa số tuyệt đối, các đảng này sẽ cần đến lá phiếu của đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN). Cựu lãnh đạo RN, bà Marine Le Pen, cũng đã bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ mới, cho rằng chính phủ của ông Barnier mang tính “chuyển tiếp” và kêu gọi một “sự thay đổi lớn”.
Hôm 5/9, Tổng thống Macron đã chỉ định ông Barnier, cựu trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU), làm Thủ tướng mới của Pháp. Sau khi thành lập chính phủ, nhiệm vụ cấp bách lúc này của ông Barnier là nhanh chóng hoàn tất dự thảo ngân sách quốc gia năm 2025 trước ngày 1/10 và trình lên Quốc hội để xem xét và biểu quyết thông qua.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới
Ngày 11/9, tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới.
Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu tại lễ nhậm chức ở Paris ngày 5/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên tại thành phố Reims ở miền Đông, ông Barnier nêu rõ đội ngũ của ông đang làm mọi việc một cách khoa học và nghiêm túc, đồng thời nắm bắt tình hình trong bối cảnh môi trường chính trị trong nước hiện chia thành 3 phe lớn kể từ cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7 cho kết quả bất ngờ, không có đảng nào chiếm đa số ghế.
Tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ định ông Barnier, cựu Bộ trưởng môi trường, ngoại giao và nông nghiệp và cũng là cựu trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU), làm người đứng đầu chính phủ. Quyết định được Tổng thống Macron đưa ra sau nhiều tuần cân nhắc để tránh cho người được lựa chọn bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm ngay lập tức.
Hiện Quốc hội Pháp có 3 khối chính trị đang nắm giữ số ghế không chênh lệch nhau quá nhiều, gồm nhóm những người ủng hộ đường lối trung dung của Tổng thống Macron - liên minh lỏng lẻo với đảng bảo thủ của ông Barnier, liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) và đảng cánh hữu Tập hợp quốc gia (RN).
Trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 7, NFP giành được nhiều phiếu nhất nhưng không đủ đa số. Các nhà lãnh đạo NFP đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm bất kỳ chính phủ nào không phải do đảng này lãnh đạo. Trong khi đó, RN không phản đối việc Tổng thống Macron chỉ định ông Barnier làm Thủ tướng mới
Áp lực sớm hoàn thiện nội các với ông Barnier ngày càng lớn khi ngày 1/10 tới là hạn chót để chính phủ đưa ra dự thảo ngân sách cho năm 2025. Kể cả khi đã lựa chọn được các vị trí trong nội các và được quốc hội chấp thuận thì chính phủ của ông cũng sẽ phải bước ngay vào cuộc chiến khốc liệt liên quan các vấn đề thuế và chi tiêu.
Đặc biệt, cả NFP và RN đều cam kết trước cuộc bầu cử tháng 7 rằng sẽ lật ngược cải cách lương hưu được Tổng thống Macron phát động năm ngoái nhằm tăng tuổi nghỉ hưu chính thức từ 62 lên 64 và đã vấp phải làn sóng biểu tình phản đối.
Ông Barnier khẳng định sẽ bảo vệ một số chính sách quan trọng của Tổng thống Macron và củng cố lập trường nhập cư của chính phủ. Nội các do ông đứng đầu cũng sẽ còn nhiều khó khăn khi phải thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo cải cách và ngân sách với một Quốc hội treo, giữa lúc Pháp chịu áp lực giảm thâm hụt ngân sách theo yêu cầu của EU và thị trường trái phiếu.
Thách thức lớn của tân Thủ tướng Pháp Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier, cựu trưởng đoàn đàm phán Brexit, đang đối mặt với thách thức to lớn trong việc thuyết phục Brussels rằng Pháp cam kết giảm nợ và tuân thủ các quy tắc chi tiêu của EU. Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu tại lễ nhậm chức ở Paris ngày 5/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo tờ Politico (Mỹ)...