Thủ tướng Phần Lan bị điều tra vì dùng tiền công chi bữa sáng
Cảnh sát Phần Lan vào cuộc điều tra sau khi có thông tin cho rằng Thủ tướng Sanna Marin dùng tiền công để chi tiêu bữa sáng cho gia đình.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (Ảnh: AFP)
Dư luận ở Phần Lan xôn xao sau khi một tờ báo địa phương đưa tin rằng nữ Thủ tướng Sanna Marin chi 300 Euro ngân sách công mỗi tháng để mua đồ ăn cho gia đình.
Văn phòng của bà Marin khẳng định bà không vi phạm quy định, gia đình bà có quyền dùng tiền công để chi tiêu bữa sáng khi đang sống trong văn phòng thủ tướng. Bà Marin cũng viện dẫn lại việc những người tiền nhiệm cũng làm như vậy.
“Với tư cách thủ tướng, tôi không tự đề nghị khoản phụ cấp này, cũng không liên quan đến việc quyết định nó”, bà Marin nói khi bảo vệ quan điểm cho rằng phụ cấp bữa sáng là quyền lợi bà được hưởng.
Trước những ồn ào dư luận, cảnh sát Phần Lan đã vào cuộc điều tra. Thủ tướng Marin cũng tuyên bố sẽ tạm ngừng tiền công để chi tiêu cho bữa sáng trong thời gian điều tra. Mặt khác, bà cũng nhấn mạnh, tất cả chi tiêu đều liên quan đến văn phòng thủ tướng và nhân viên, không liên quan đến riêng cá nhân bà.
Video đang HOT
Bà Marin trở thành thủ tướng Phần Lan vào năm 2019 và nhận được sự ủng hộ đáng kể của công chúng. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm ngoái, chính phủ của bà được đánh giá cao về khả năng ứng phó dịch.
Người dò được mật khẩu Twitter của Trump bị điều tra
Chuyên gia an ninh Victor Gevers bị cảnh sát Hà Lan điều tra sau khi tuyên bố đoán đúng mật khẩu và đăng nhập vào tài khoản Twitter của Trump.
"Chúng tôi đang điều tra liệu có hành vi phạm tội xảy ra hay không", một phát ngôn viên Cơ quan Công tố Hà Lan xác nhận với tờ De Volkskrant hôm 20/11, đề cập đến hành động "xâm nhập" tài khoản Twitter Tổng thống Mỹ Donald Trump của Gevers.
Người phát ngôn nhấn mạnh đây là một cuộc điều tra độc lập của Hà Lan và không được thực hiện theo yêu cầu hỗ trợ pháp lý từ Mỹ.
Cảnh sát Hà Lan cũng xác nhận Gevers đã được Cục Tội phạm Công nghệ Cao thẩm vấn, nhưng với tư cách một nhân chứng và chưa phải là một nghi phạm.
Ảnh chụp màn hình cho thấy ông Gevers dường như đang chỉnh sửa thông tin cá nhân trên tài khoản Twitter của Trump. Ảnh: BBC .
Tháng trước, Gevers, một chuyên gia an ninh mạng nổi tiếng của Hà Lan, tuyên bố ông đã đăng nhập được vào tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump sau khi dự đoán mật khẩu là "MAGA2020!".
Nhà Trắng lập tức phủ nhận thông tin này và Twitter cho biết không phát hiện bằng chứng nào về việc tài khoản của Trump bị hack. Gevers sau đó đăng ảnh chụp màn hình, cho thấy ông dường như đang chỉnh sửa thông tin cá nhân trên tài khoản của Trump, động thái chỉ có thể được thực hiện sau khi đăng nhập thành công.
Trong cuộc thẩm vấn với cảnh sát, Gevers cho biết hôm 16/10, mình đã thử nhập mật khẩu vào tài khoản Twitter của Tổng thống Trump 5 lần và đến lần cuối thì thành công với cụm từ "MAGA2020!", viết tắt của khẩu hiệu "Make America Great Again". Gevers nói ông không đăng tweet nào hay thay đổi cài đặt, nhưng đã chụp màn hình một số phần trong tài khoản của Trump.
Gevers sau đó liên lạc với chiến dịch của Trump để cảnh báo họ về vấn đề an ninh, như việc thiếu biện pháp xác nhận hai lớp khi đăng nhập. Một ngày sau đó, Gevers nhận thấy biện pháp này được kích hoạt trên tài khoản của Trump. Hai ngày tiếp theo, Sở Mật vụ đã liên hệ và được cho là cảm ơn Gevers vì đã chỉ ra vấn đề an ninh mạng.
Twitter của Trump có khoảng 89 triệu người theo dõi và hiện đã được bảo mật.
Một số người nghi ngờ câu chuyện của Gevers và cho rằng các ảnh chụp màn hình của ông có thể là giả. Tuy nhiên, ông tuyên bố mình còn có nhiều dữ liệu hơn và hy vọng sẽ không phải tiết lộ chúng với các công tố viên, nhưng vẫn sẵn sàng làm điều đó nếu cần thiết.
Chuyên gia an ninh mạng Hà Lan Gevers. Ảnh: Twitter/HackerOne .
"Tôi có bằng chứng nhưng không có trách nhiệm phải tiết lộ cho nhóm của Trump, vì nó không có tác dụng trong việc cảnh báo nạn nhân về nguy cơ bị tấn công tài khoản", ông nói. "Tôi đã cho một nhóm nhà báo chọn lọc xem nó. Cảnh sát đã hỏi tôi liệu có sẵn sàng công bố không và tôi nói không. Chỉ khi có dấu hiệu sai phạm thì dữ liệu đã lưu trữ mới được mở khóa".
Gevers hy vọng rằng hành động của ông được coi là một phần bình thường trong công việc của một hacker có đạo đức.
"Cảnh sát Hà Lan, nhất là Cục Tội phạm Công nghệ cao, không nên nghi ngờ tuyên bố của tôi. Họ biết tôi, họ biết công việc của tôi hơn 22 năm qua ở Viện Nghiên cứu Lỗ hổng bảo mật Hà Lan", ông Gevers nói. "Tôi không muốn tấn công tài khoản của Trump. Tôi không vượt mặt hệ thống an ninh nào vì tài khoản đó không có các biện pháp bảo mật phù hợp. Tôi chỉ đoán mật khẩu và sau đó cố cảnh báo nhóm của ông ấy về những nguy cơ cũng như cách để giải quyết chúng".
Nếu cảnh sát chứng minh được rằng tài khoản Twitter của Trump đã bị thâm nhập và các công tố viên xem hành động của Gevers là bất hợp pháp, nằm ngoài phạm vị nghiên cứu an ninh mạng, ông có thể đối mặt bản án 4 năm tù.
Hồi đầu năm, chuyên gia Hà Lan cũng tuyên bố ông và hai người khác đã đoán được mật khẩu và đăng nhập tài khoản của Trump vào năm 2016. Mật khẩu tài khoản Twitter của Trump khi đó là "yourefired" (bạn đã bị sa thải), một cụm từ trong chương trình truyền hình thực tế "The Apprentice" từng mang lại danh tiếng cho ông trước khi tranh cử tổng thống.
Đức bắt nghi phạm ăn thịt người Cảnh sát Berlin bắt một người đàn ông 41 tuổi bị nghi ăn thịt người sau khi phát hiện các mẩu xương ở một công viên ngoại ô thành phố. Các công tố viên Berlin ngày 20/11 cho biết đang "điều tra hết tốc lực để làm sáng tỏ vụ sát hại liên quan đến tình dục với nghi ngờ có hành động...