Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu có giải pháp khắc phục tình trạng cán bộ y tế nghỉ việc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế có giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục tình trạng không ít cán bộ y tế đang nghỉ việc, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9058/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM trong chuyến công tác tháng 5/2021. Ảnh VGP
Công văn nêu rõ: Để tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế rút kinh nghiệm để chủ động chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan làm tốt hơn công tác truyền thông trong phòng chống dịch Covid-19.
Thủ tướng cũng yêu cầu có giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục tình trạng không ít cán bộ y tế đang nghỉ việc, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, tổ chức lễ tôn vinh và khen thưởng các thầy thuốc trong tháng 12/2021.
Trước đó vào ngày 18/10/2021, tại buổi gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã nói:
Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã đánh giá cao, tri ân tất cả sự đóng góp ý nghĩa, cao cả của đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ và nhân viên y tế, chia sẻ, thấu hiểu những hy sinh, mất mát của họ và các lực lượng tuyến đầu trong thời gian vừa qua.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm tháng 10/2021, tổng nhân lực y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam là gần 24.000 người; ước tính có khoảng 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm, trong đó có 2 điều dưỡng và 1 bác sĩ ra đi mãi mãi.
Trước nữa, vào tháng 9/2021, qua kiểm tra tình hình thực tế, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo đưa vào Nghị quyết phiên họp về việc giao Bộ Y tế chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần và đề xuất chính sách cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế đang ngày đêm vất vả phục vụ nhân dân…
Băng rừng, lội suối trong đêm tiêm vắc xin phòng dịch cho người dân
Khi dịch bạch hầu bùng phát, hàng tháng trời, cán bộ y tế cơ sở kết hợp với các bác sĩ tuyến trên, bất kể ngày đêm đến tận nơi để tiêm đủ mũi vắc xin phòng bạch hầu cho người dân.
Vào thời điểm dịch căng thẳng, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (người đứng thứ 2 từ trái qua) cùng đoàn của Bộ Y tế đã tới kiểm tra công tác phòng chống dịch bạch hầu tại xã Quảng Hoà, huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông - Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
"Đội ngũ y tế cơ sở và các anh chị địa phương đã rất cố gắng để ngăn chặn dịch bạch hầu, để rảnh tay đối phó với dịch COVID-19 ngày một phức tạp. Tránh một cuộc bị "tấn công kép"" - bà Nguyễn Thị Thanh Nga - trạm trưởng Trạm y tế xã Quảng Hòa (Đắk Glong, Đắk Nông, tâm dịch bạch hầu) - nhớ lại thời điểm vào giữa năm 2020.
Dân sợ... tiêm
Theo bà Nga, thời điểm đó, hầu như tất các các khu, cụm dân cư có người Mông sinh sống đều bùng phát các ổ dịch bạch hầu. Bên cạnh việc cách ly, phong toả, truy vết để dập dịch, ngành y tế triển khai việc tiêm hai mũi vắc xin phong dịch bạch hầu cho toàn dân.
Thế nhưng, việc tiêm vắc xin không hề đơn giản, nhiều người dân sợ tiêm, thậm chí từ chối tiêm, dù đã được tuyên truyền, giải thích về tác dụng phòng bệnh.
Cũng theo bà Nga, tỉ lệ tiêm chủng của người Mông trên địa bàn thời điểm đó chỉ đạt 40-50% trong khi theo yêu cầu phải 95%. Cán bộ y tế xuống thôn, có trường hợp đến tận nơi tiêm chủng nhưng người dân vì nhiều lý do đã không chịu tiêm.
Có người nói tiêm xong con sốt, ốm nên sợ đó là thuốc giả. Có người do suy nghĩ không đúng về tiêm chủng mở rộng nên từ chối, không hợp tác.
Thậm chí, còn có trường hợp còn chống đối. Khi đã thực hiện các biện pháp thuyết phục nhưng người dân một mực khước từ, cán bộ y tế đành phải lập các bản cam kết như vậy để báo cáo cấp trên về việc đã đến vận động nhưng thất bại.
"Tuy nhiên đó chỉ là những trường hợp cá biệt, ở những cụm dân cư xa xôi, vận động nhiều lần không được..." - bà Nga nói.
Cán bộ y tế trong đêm đến tận thôn buôn để tiêm vắc xin phòng chống bạch hầu cho người dân - Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
Lội suối băng rừng để tiêm
Để phủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho người dân, bất kể đêm ngày, nhiều tháng liền cán bộ y tế phải bám dân, bám buôn. Hình ảnh cán bộ y tế mang theo thùng chứa vắc xin, dụng cụ y tế băng rừng, lội suối đến các khu dân cư để tiêm vắc xin quá đỗi quen thuộc.
Một cán bộ y tế thường xuyên đi cơ sở, kể các cụm dân cư người Mông thường nằm biệt lập, rải rác trong những cánh rừng, cách xa trung tâm, như khu dân cư Suối Phèn cách trung tâm xã đến 30km, cán bộ y tế vẫn phải đi đến tận nơi và ngồi chờ.
"Có những nơi, khi cán bộ y tế đến chỉ thấy lác đác vài người, chúng tôi lại tiếp tục lên xe máy, chạy đến tận nhà, chòi rẫy cùng với cán bộ thôn vận động để người dân chịu tiêm. Việc này không chỉ là để hoàn thành nhiệm vụ mà là một trong những điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa dịch tái bùng phát" - cán bộ y tế này cho biết.
Trong ánh đèn leo lét ở các buôn làng, cán bộ y tế tiến hành test nhanh, truy vết và tổ chức tiêm phòng bạch hầu cho người dân - Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
Trạm trưởng Trạm y tế Quảng Hòa Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết, xã phải hoàn thành 6.000 mũi tiêm trong đợt bùng phát dịch bạch hầu. Vậy nên ngay cả trong dịp tết năm đó, không cán bộ y tế nào được nghỉ ngơi, tất cả phải ưu tiên công tác chống dịch.
"Tuy nhiên, đó cũng là một kinh nghiệm quý báu để địa phương triển khai công tác phòng dịch, tiêm vắc xin COVID-19 trong năm nay" - bà Nga nói.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Nông, dân số người Mông toàn tỉnh khoảng 32.000 người và đã tiêm 100.000 mũi vắc xin bạch hầu - uốn ván.
Để hoàn thành được mục tiêu 'vắc xin đến tận buôn làng', ngành y tế Đắk Nông đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền để thuyết phục người dân như qua loa phát thanh, tờ rơi nhiều thư tiếng.
"Bên cạnh đó, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng cùng chung tay giúp người dân hiểu, chấp hành rất tốt" - lãnh đạo Sở Y tế Đắk nông cho biết.
Sóc Trăng: Số ca mắc Covid-19 vượt mốc 10.000, sáng 17.11 có 391 ca mắc mới Dịch bệnh Covid-19 tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, ca nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng cao. Đến thời điểm này, số ca mắc trên địa bàn tỉnh đã vượt mốc 10.000 ca. Sáng 17.11, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Sóc Trăng cho biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh tiếp...