Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký OECD
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều 5/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD) và chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam – OECD giai đoạn 2022-2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn OECD đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, nhất là trong việc tư vấn, khuyến nghị chính sách, xây dựng các báo cáo kinh tế phục vụ thiết thực việc hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị OECD tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch COVID-19, tư vấn về chính sách và huy động các nguồn lực nhằm tăng cường đầu tư vào con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng cũng mong muốn OECD tiếp tục hỗ trợ huy động các nguồn lực, nhất là nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị hiệu quả để giúp Việt Nam tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện các cam kết về giảm phát thải như đã đưa ra tại Hội nghị COP 26 vừa qua.
Video đang HOT
Tổng thư ký OECD Mathias Cormann bày tỏ hết sức ấn tượng về kết quả kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam cũng như việc tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đà tăng trưởng kinh tế tích cực. Ông Mathias Cormann hoan nghênh cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về giảm phát thải tại Hội nghị COP26, thể hiện quyết tâm của Việt Nam chung tay ứng phó với thách thức về biến đối khí hậu, đồng thời cam kết OECD sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình này.
Tổng thư ký OECD nhấn mạnh Việt Nam là đối tác rất quan trọng của OECD tại khu vực Đông Nam Á, mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời gian tới. Ông Mathias Cormann khẳng định Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác (MOU) Việt Nam – OECD giai đoạn 2022-2026 có ý nghĩa quan trọng, tạo khuôn khổ thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, nhất là chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…
Tại cuộc tiếp, Tổng thư ký OECD đã trao cho Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo chính sách đầu tư và tài chính năng lượng sạch của Việt Nam vừa được OECD hoàn thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và OECD giai đoạn 2022-2026. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Ngay sau cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam – OECD giai đoạn 2022-2026 giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Tổng thư ký OECD Mathias Cormann.
Thủ tướng: Đưa người dân có nguyện vọng về quê một cách an toàn
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ để đưa đón người dân thực sự cần trở về quê một cách an toàn.
Kết luận phiên họp Chính phủ hôm nay, 2.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các địa phương một số nội dung liên quan tới việc người dân trở về quê sau khi nới lỏng giãn cách tại một số địa bàn.
Cụ thể, Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục vận động người dân ở lại, đồng thời triển khai các biện pháp ổn định cuộc sống, tiêm vắc xin, quan tâm giải quyết việc làm cho người dân... "Với những người thực sự cần trở về, các địa phương phối hợp, chia sẻ, hợp tác chặt chẽ để đưa đón người dân một cách an toàn, trật tự, trên tinh thần tương thân, tương ái, tránh những căng thẳng không cần thiết", Thủ tướng nói, đồng thời biểu dương và đề nghị các địa phương tham khảo một số bài học kinh nghiệm tốt như Vĩnh Phúc đã đón hơn 20.000 người dân trở về bảo đảm an toàn, Tiền Giang đón người dân trở về theo hướng phân cấp, phân tán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp. Ảnh NHẬT BẮC
Đánh giá tình hình chung, Thủ tướng nêu rõ, với sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự giúp đỡ của các bạn bè, đối tác quốc tế, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, ngay cả tại những tâm dịch như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca mắc, tử vong ngày càng giảm sâu.
Theo Thủ tướng, đây là một điểm sáng, kết quả đáng mừng trong quý 3 và tháng 9 sau khi 23 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp; đồng thời, không cực đoan, cần thực hiện lộ trình mở cửa an toàn, phục hồi và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát, tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận của T.Ư, Quốc hội, Chính phủ.
Bộ KH-ĐT được yêu cầu xây dựng, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, khẩn trương trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong tháng 10, song song với chiến lược tổng thể về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Đẩy mạnh hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội, an dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các cơ quan liên quan quan theo dõi hằng ngày diễn biến đời sống người dân, thực hiện các chính sách hỗ trợ nhanh nhất, đơn giản nhất, hiệu quả nhất có thể.
Thủ tướng cũng lưu ý cần có kế hoạch đưa học sinh trở lại trường ở những nơi an toàn.
Thủ tướng: Yêu cầu nghiên cứu, đề xuất 'cách ly, giãn cách ở mức nhỏ nhất' Đó là nội dung thông báo 256/TB-VPCP ngày 23-9 kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp với các nhà khoa học về phòng, chống dịch COVID-19. Không thể kiểm soát dịch tuyệt đối nên cần có biện pháp thích ứng an toàn với dịch - Ảnh: TỰ TRUNG Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất, góp ý với...