Thủ tướng Phạm Minh Chính: ‘Không được ban hành những gì trái với trung ương’
Trong cuộc tiếp xúc trực tuyến với cử tri Cần Thơ, nhiều người bày tỏ bức xúc trước tình trạng mỗi địa phương một quy định, đề nghị cần có sự thống nhất.
Thủ tướng cho biết sẽ không còn cát cứ, muốn làm gì thì làm nữa.
Sáng 13-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị TP Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc trực tuyến với cử tri toàn thành phố để chuẩn bị cho kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XV
Buổi tiếp xúc cử tri được kết nối với 74 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn của TP Cần Thơ.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, rất nhiều người dân quan tâm tới việc tỉ lệ tiêm vắc xin của TP Cần Thơ còn thấp và vấn đề hạn chế trong việc đi lại liên tỉnh cần được tháo gỡ.
Cử tri Dương Văn Bé ( quận Cái Răng) cho biết dịch COVID-19 kéo dài hơn 3 tháng qua, đời sống người dân rất khó khăn, sản xuất bị đình đốn, nhưng người dân sẵn sàng hy sinh, chấp hành để phòng chống dịch.
Tuy nhiên, khi dịch được kiểm soát thì việc lưu thông không thuận tiện dù cùng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
“Đã tiêm 2 mũi vắc xin, test nhanh trong vòng 72 giờ thì nên được lưu thông, đồng thời lưu thông với cả TP.HCM để việc đi lại, giao thương hàng hóa được thông suốt, đây là vấn đề nhân dân yêu cầu rất bức thiết” – ông Bé bức xúc.
Tương tự, cử tri Trương Thanh Hoàng (huyện Vĩnh Thạnh) cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo chung các tỉnh thành để tạo điều kiện cho người dân phục hồi sản xuất cũng như các nhu cầu đi lại, học tập, làm việc và khám chữa bệnh.
Ngoài ra, nhiều cử tri cũng cho rằng TP Cần Thơ là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ lệ tiêm vắc xin còn thấp với mũi 1 chỉ đạt chừng 30% dân số, do đó kiến nghị trung ương phân bổ vắc xin nhiều hơn.
Video đang HOT
Một cử tri phát biểu tại điểm cầu quận Cái Răng – Ảnh: CHÍ QUỐC
Thay mặt các đại biểu Quốc hội phản hồi những ý kiến, kiến nghị của cử tri, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết ngày 11-10, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Hướng dẫn này là nguyên tắc chung để thực hiện trên toàn quốc, không được cát cứ, không ai được ban hành giấy phép con, còn hướng dẫn cụ thể sẽ do các bộ Y tế, Giao thông vận tải, Công thương, Giáo dục – đào tạo phối hợp thực hiện.
“Rất mong các cấp, cộng với sự giám sát của nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội thấy cái gì hợp lý thì giữ, chưa hợp lý thì bổ sung. Chúng ta vừa tổ chức thực hiện vừa rút kinh nghiệm để bổ sung dần.
Nhưng tinh thần chung, xuyên suốt là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý là phải thống nhất từ trung ương tới địa phương, không được cát cứ, không được ban hành những gì trái với trung ương. Còn trong thực hiện cụ thể có sự linh hoạt, sáng tạo, cái gì thiếu thì bổ sung cho hoàn thiện” – Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cho biết hiện nay Việt Nam đã có trong tay 83 triệu liều vắc xin và đã tiêm hơn 55 triệu liều, Bộ Y tế cũng đang thúc đẩy việc phân bổ vắc xin cho các địa phương.
Thủ tướng lưu ý không được chủ quan bởi ngay cả Singapore – quốc gia có tỉ lệ tiêm vắc xin rất cao – cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm mới, có thời điểm tới hàng chục ngàn ca mỗi ngày, chiếm 0,6% dân số của nước này.
Doanh nghiệp Cần Thơ nhận 6.600 lao động về quê vào làm việc
Ông Trần Việt Trường tại buổi tiếp xúc cử tri ở đầu cầu hội trường Thành ủy Cần Thơ – Ảnh: CHÍ QUỐC
Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Trần Việt Trường – chủ tịch UBND TP Cần Thơ – cho biết tính tới ngày 11-10, thành phố đã ghi nhận 13.478 người trở về từ vùng dịch gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.
Trong số này có hơn 10.000 người là lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, còn lại là người bán vé số, người lớn tuổi, trẻ em. Cần Thơ đã ghi nhận 194 F0, trong đó có 64 người tái dương tính.
Theo ông Trường, TP đã giới thiệu để các doanh nghiệp ở Cần Thơ tiếp nhận khoảng 6.600 lao động trong số này vào làm việc, nhiều nhất là Công ty TNHH Tae Kwang Cần Thơ, một số công ty may mặc khác cũng nhận một lượng lao động khá lớn.
“Về chính sách, Cần Thơ đã hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm, 100% chi phí ăn, nghỉ, chế độ cách ly. Theo quy định thì thu tiền người từ tỉnh khác về, nhưng thành phố biết bà con đa số là lao động khó khăn nên TP lo hết, bà con không phải nộp tiền.
Đối với trường hợp cách ly tại nhà cũng sẽ nhận được hỗ trợ 15kg gạo, 500.000 đồng cho từng người” – ông Trường chia sẻ.
Ông Trường cũng cho biết ngày 19-10, TP Cần Thơ sẽ có cuộc họp với 6 tỉnh Nam sông Hậu để bàn về vấn đề liên kết trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế. Hội nghị này do TP Cần Thơ chủ trì.
Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc nhưng vẫn khó lường
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đánh giá dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.
Tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Sáng ngày 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo với các địa phương.
Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình dịch bệnh trong hai tuần vừa qua, những việc đã làm được, chưa làm được, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời, dự báo tình hình sắp tới, xác định nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất toàn quốc trong phòng chống dịch, tiếp tục định hướng công việc trong những tuần tới. Đây là thời điểm hết sức quan trọng, nhất là sau khi Hội nghị Trung ương 4 đã bàn rất kỹ, thảo luận rất sôi nổi về công tác phòng chống dịch.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp sáng 9/10 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ảnh: Nhật Bắc).
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đánh giá, tình hình dịch bệnh đến nay cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến khó lường; nguy cơ dịch bệnh gia tăng và bùng phát trở lại có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào, nhất là thời gian qua đã có số lượng lớn người dân di chuyển về quê từ các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đợt dịch tiếp theo.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 25/9 đến 8/10, số ca mắc trong cộng đồng giảm 44,7% so với 2 tuần trước và giảm 47,3% so với một tuần trước đó. Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 5 ca (giảm 10 ca so với tuần trước); TPHCM 15.070 ca (giảm 14.766); Bình Dương 400 ca (giảm 559); Đồng Nai 41 ca (giảm 19); Khánh Hòa 8 ca (giảm 57), Kiên Giang 13 ca (giảm 18).
Tính đến 8/10, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều vaccine, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm một liều và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất một liều là 52,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Có 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ tiêm ít nhất một mũi vaccine trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TPHCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Đà Nẵng.
Đến 8/10, số ca khỏi bệnh là 759.482 người (91%); số ca đang theo dõi là 97.048, trong đó điều trị tại bệnh viện 57.686 (59,2%), tại khu cách ly tập trung là 16.010 (chiếm 16,4%), điều trị tại nhà là 23.712 (24,4%).
Lực lượng quân đội tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương có dịch.
Lực lượng công an phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp tục rà soát, lập danh sách các trường hợp khó khăn để tiếp cận, hỗ trợ, bảo đảm thực hiện công tác hỗ trợ an dân, an sinh theo đúng đối tượng...
Đảm bảo an toàn cho người dân có nhu cầu về quê
Nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đề xuất nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả việc khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm và điều trị phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn trên phạm vi hẹp nhất có thể.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 cũng đề nghị, các địa phương, tăng cường tuyên truyền, vận động, bảo đảm an sinh, tiêm chủng vaccine, an ninh trật tự xã hội để người dân yên tâm ở lại.
Trường hợp người dân có nhu cầu, nguyện vọng về quê thì các địa phương liên quan trao đổi, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để tổ chức, hỗ trợ, đưa đón bảo đảm an ninh, an toàn, an sinh cho người dân trong quá trình di chuyển và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tránh gây bức xúc trong nhân dân.
Các tỉnh, TP tiếp nhận người về tổ chức thực hiện việc cách ly và xét nghiệm cho người dân theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đề xuất nữa được Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đề cập là các địa phương thống nhất về đi lại liên tỉnh bằng các phương tiện của cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; từng bước mở dần các hoạt động vận tải hành khách công cộng (đường không, đường sắt, đường bộ) trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Việt Nam có lộ trình giảm điện than, tăng nhanh tỷ lệ năng lượng tái tạo Hôm qua (8.10), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với đặc phái viên của tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry. Thủ tướng đánh giá cao quyết tâm của chính quyền Tổng thống Joe Biden thúc đẩy các nỗ lực chung toàn cầu nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. Là một trong những...