Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, khẩn trương triển khai công việc ngay từ những ngày đầu năm sau Tết và có những việc phải làm ngay, làm tốt, làm hiệu quả ngay trong Tết, tinh thần là không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.
Sáng 28/1/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022 với một trong những nội dung quan trọng là thảo luận và hoàn chỉnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tháng 1 vừa qua có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại quan trọng như: Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc với địa phương tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022; phục vụ kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV; Thủ tướng đón, hội đàm với Thủ tướng Lào; lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ tổ chức, tham dự các hoạt động nhân dịp Tết Nhâm Dần (chương trình Xuân Quê hương; thăm, tặng quà lực lượng tuyến đầu chống dịch, công an, quân đội, y tế, người có công, đối tượng chính sách, hộ gia đình gặp khó khăn…). Các bộ, ban, ngành tổng kết công tác năm 2021, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2022, triển khai Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Cả nước tiếp tục thực hiện thống nhất, quyết liệt Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tình hình kinh tế – xã hội tháng 1/2022 trên cơ sở nền tảng của năm 2021 tiếp tục đạt một số kết quả rất đáng trân trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, về cơ bản chúng ta vẫn kiểm soát được dịch bệnh. Các cấp, các ngành tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm ngay từ đầu năm. Nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt kết quả tích cực; nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh được nối lại, chuỗi cung ứng lao động được khôi phục.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 sẽ tập trung đánh giá tình hình tháng 1/2022, triển khai nhiệm vụ tháng 2, quý I và các tháng tiếp theo; thảo luận và hoàn chỉnh nghị quyết của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội.
Phiên họp cũng sẽ thảo luận về ưu tiên phòng chống dịch; làm tốt công tác an sinh xã hội theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, mọi người, mọi nhà đều có Tết, bảo đảm an ninh trật tự để bảo đảm cho nhân dân đón Tết an toàn, vui tươi, lanh mạnh, tiết kiệm…
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu, trong dịp Tết, cùng với các nhiệm vụ thường xuyên, phải tổ chức tốt công tác ứng trực, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra; khẩn trương triển khai công việc ngay từ những ngày đầu năm sau Tết và có những việc phải làm ngay, làm tốt, làm hiệu quả ngay trong Tết, tinh thần là không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.
Thủ tướng phát động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 xuyên Tết
Chiến dịch dự kiến diễn ra từ ngày 1/2 đến 28/2. Thủ tướng giao Bộ Y tế xây dựng kế hoạch của chiến dịch, bao gồm mục tiêu, biện pháp, các phương án tổ chức thực hiện.
Tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, tổ chức sáng 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ phát động Chiến dịch Tiêm chủng mùa xuân năm 2022 diễn ra từ ngày 1/2 đến 28/2.
"Chúng ta vừa nghỉ Tết, vừa đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng trong 9 ngày Tết, tất nhiên vẫn phải khoa học, an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế", Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị Bộ Y tế nhanh chóng xem xét, công nhận vắc xin và thuốc sản xuất trong nước theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, đảm bảo các yếu tố khoa học, an toàn, hiệu quả.
Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng đã biểu dương một số thành tích, thành tựu của ngành y tế trong năm 2021.
Theo đó, công tác phòng chống dịch là điểm sáng nổi bật nhất của ngành y năm 2021. "Chúng ta đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp y tế để phòng chống dịch, kịp thời chuyển trạng thái từ theo đuổi "Zero Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đây là đóng góp rất quan trọng của ngành y tế", Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ, khi chưa có vắc xin, thuốc đặc trị và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết về virus SARS-CoV-2, chúng ta phải đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính để chống dịch. Điều này dẫn đến các hoạt động kinh tế xã hội bị đảo lộn, gây hậu quả về kinh tế, tâm lý, các vấn đề xã hội khác.
Tuy nhiên, trong thời khắc khó khăn nhất, chúng ta không tuyên bố tình trạng khẩn cấp mà dùng biện pháp tăng cường giãn cách xã hội để chống dịch. Lãnh đạo Bộ Y tế đã giữ được bình tĩnh, bản lĩnh để cùng các cơ quan khác tham mưu cho Chính phủ không tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Thay vào đó, dùng các biện pháp phù hợp với tình hình nhưng mang lại hiệu quả cao: kêu gọi sự đoàn kết chia sẻ và tăng cường y tế cơ sở (do y tế tuyến trên đã quá tải).
"Trong thời điểm 1 tuần, chúng ta triển khai 700 trạm y tế lưu động ở TP.HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai,... Đó là sự cố gắng rất lớn của ngành y tế để người dân có tiếp cận sớm nhất với y tế. Chúng ta cũng huy động hơn 300.000 người từ khắp các tỉnh, lực lượng quân đội, công an vào hỗ trợ cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam để tăng cường biện pháp y tế cơ sở", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Bộ Y tế tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, tổ chức sáng 20/1 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, trong khi hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng bị quá tải, Việt Nam đã tìm được các giải pháp giúp hệ thống y tế trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại TP.HCM và các tỉnh tâm dịch phía Nam không bị đổ vỡ. Trong đó, có chiến lược vắc xin.
Ngay sau khi có chiến lược này, quỹ vắc xin được thành lập. Do khó khăn, khan hiếm vắc xin trên toàn cầu, nước ta thành lập Tổ ngoại giao vắc xin, có sự tham gia của Bộ Y tế. Sau đó, phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử trên phạm vi toàn quốc, tiêm miễn phí cho người dân. Đồng thời, tìm mọi biện pháp, mọi hình thức (mua, vay, mượn, ứng trước) để đưa vắc xin về nước.
"Kết quả rất đáng mừng là đến nay, tỷ lệ phủ mũi 1 cho dân số trên 18 tuổi là 100%, trừ những người chống chỉ định tiêm. Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát, chúng ta chỉ có 320.000 liều vắc xin nhưng đến nay đã có trong tay hơn 200 triệu liều, tỷ lệ bao phủ vắc xin rất cao, số ca nhiễm nhập viện, chuyển nặng, tử vong giảm. Ngành y tế có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược vắc xin", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đánh giá cao sự nỗ lực của ngành y khi trong quá trình phòng chống dịch đã vừa phải xử lý khối lượng công việc lớn, vừa phải sơ kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận với yêu cầu đòi hỏi cao, thời gian ít và trong điều kiện rất khó khăn.
Ngành y tế đã xây dựng 3 trụ cột chống dịch và "dùng đúng", gồm: cách ly (cách ly hẹp nhất, nhỏ nhất, giải tỏa sớm nhất có thể), xét nghiệm (xét nghiệm khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tầm soát, có trọng tâm trọng dịch, có lúc phải xét nghiệm diện rộng) và điều trị (điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở).
Bên cạnh đó, đưa ra công thức chống dịch: 5K vắc xin thuốc điều trị và biện pháp điều trị phù hợp giải pháp về công nghệ đề cao ý thức người dân,.... "Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch, tình hình kinh tế quý 4 và dự báo năm 2022 đã tích cực hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Qua công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố trong 2 năm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu 5 bài học ngành y tế phải rút ra.
Thứ nhất, tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư; lãnh đạo của Đảng. Bình tĩnh, bản lĩnh trong những thời điểm khó khăn.
Thứ hai, chọn cách tiếp cận toàn dân, tiếp cận từ cơ sở, lấy người dân làm trung tâm để chống dịch.
Thứ ba, tổ chức phòng, chống dịch quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm hiệu quả, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Thứ tư, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để chống dịch. Thủ tướng nêu dẫn chứng, đến nay, Việt Nam đã nhận được 209,6 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó có tới 103,3 triệu liều được cộng đồng quốc tế, doanh nghiệp giúp đỡ.
Thứ năm, tình hình khó khăn, phức tạp thì phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể. Lãnh đạo phải tham khảo nhiều ý kiến, chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Y tế, tính từ đầu dịch đến hết năm 2021, Việt Nam có 1.731.257 ca nhiễm Covid-19, 32.394 ca tử vong do Covid-19. Cả nước trải qua 4 đợt bùng phát; quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn.
Việt Nam cũng đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron. Nguy cơ Omicron lây lan trên diện rộng là rất cao. Trong thời gian tới, các tỉnh thành phố có thể tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả do chủng Omicron và những biến thể khác ngoài Omicron.
Về công tác điều trị, Bộ Y tế cho biết số ca tử vong đã giảm từ khoảng 300-350 ca/ngày (thời kỳ đỉnh dịch) xuống còn trên 200 ca/ngày; chủ yếu là những người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) chưa tiêm vắc xin. Ca bệnh nặng giảm sâu (giảm đến 2/3) so với thời kỳ đỉnh dịch (tháng 8, 9/2021).
Hiện các địa phương tập trung triển khai chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ, thực hiện phân loại, sàng lọc đối tượng theo quyết định hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và xử trí, cách ly, điều trị. Một số địa phương như TP. HCM có kinh nghiệm cấp thuốc kháng virus và dùng sớm cho các đối tượng nguy cơ cao, rất cao (kể cả chưa có triệu chứng). Kết quả, trong thời gian gần đây, số tử vong của TP.HCM đã giảm dưới 20 ca/ngày.
Bộ Y tế cũng thông tin, đến nay, ngành y tế cơ bản đảm bảo kịp thời nhu cầu đối với các loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19. Bên cạnh đó, rà soát, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu, cấp phép và nghiên cứu, sản xuất thuốc trong nước, đáp ứng nhu cầu cấp bách về phòng, chống dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất. Chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; không để sót, đặc biệt là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022,...