Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi sổ tang, tưởng niệm cố Thủ tướng Abe Shinzo
Sáng nay 11-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ghi sổ tang tưởng niệm tưởng niệm cố Thủ tướng Abe Shinzo.
9 giờ sáng nay 11-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ghi sổ tang tưởng niệm tưởng niệm cố Thủ tướng Abe Shinzo.
Ảnh: Hữu Hưng
Ảnh: Hữu Hưng
Ảnh: Hữu Hưng
Đại sứ quán Nhật Bản mở sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Abe Shinzo từ 9 giờ đến 17 giờ 15 trong hai ngày 11 và 12-7 tại trụ sở Đại sứ quán ở số 27 phố Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
Video đang HOT
Đại sứ quán Nhật Bản đề nghị người đến viếng mang theo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân để xuất trình khi ra vào Đại sứ quán (cổng chính Đại sứ quán Nhật Bản ở số 27 phố Liễu Giai)
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã qua đời vào lúc 17 giờ 03 (giờ địa phương) ngày 8-7-2022 do mất máu sau khi bị bắn từ phía sau trong lúc vận động tranh cử cho một ứng cử viên của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản, vào trưa cùng ngày.
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (1954-2022)
Được tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ trần, ngày 8-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Trong điện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ, Nhân dân Nhật Bản và gia quyến Ngài Abe Shinzo; bày tỏ trân trọng tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu mà Ngài Abe dành cho đất nước và con người Việt Nam cũng như quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa.
Thủ tướng Abe Shinzo (Đảng Dân chủ Tự do) là người đảm nhiệm chức vụ thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản: Nhiệm kỳ I từ tháng 9-2006 đến 9-2007, nhiệm kỳ II từ 12-2012 đến 12-2014, nhiệm kỳ III từ 12-2014 đến 11-2017 và nhiệm kỳ IV từ 1-11-2017 đến khi ông từ chức vào tháng 8-2020 vì lý do sức khỏe.
Trong những năm dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng vào tháng 5-2016. Tháng 5-2016, lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.
Quan hệ giữa hai nước hiện đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đến nay, Nhật Bản nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn cho Việt Nam.
Tháng 3-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản; Hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản về quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á.
Trong thời gian giữ cương vị Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe Shinzo đã 2 lần thăm chính thức Việt Nam vào năm 2013 và 2017 và 2 lần đến Việt Nam tham dự Hội nghị APEC 2006, 2017. Các chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Abe Shinzo đã đánh dấu những giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước, khẳng định Việt Nam – Nhật Bản là đối tác quan trọng và lâu dài. Trong các chuyến thăm, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế – xã hội thông qua nguồn vốn ODA cũng như thúc đẩy hợp tác các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao; cam kết tiếp tục dành ODA ở mức cao lên đến hàng tỉ USD, chứng kiến lễ trao đổi nhiều văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước trị giá hàng chục tỉ yên, cam kết cung cấp các tàu tuần tra đóng mới cho Việt Nam nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho việc nâng cao năng lực chấp pháp trên biển của Việt Nam…
Tháng 8-2020, khi ông Abe Shinzo tuyên bố từ chức Thủ tướng Nhật Bản, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Ngài Abe Shinzo đã được nhân dân Nhật Bản tín nhiệm nhiều năm ở cương vị Thủ tướng Nhật Bản, là nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực và thế giới.
“Việt Nam đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Ngài Thủ tướng Abe Shinzo đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở khu vực và quốc tế”.
Thủ tướng: Hoàn tất công tác chuẩn bị, khởi công xây dựng Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Nhân chuyến công tác dự, chủ trì hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tại TP Hồ Chí Minh, chiều 9/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra việc triển khai dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và việc giải quyết tình trạng ách tắc, quá tải tại sân bay này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đến dự án nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Cũng dự có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và TP Hồ Chí Minh.
Trong những năm gần đây, lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất tăng mạnh, gần gấp đôi công suất thiết kế. Mặc dù đã có nhiều giải pháp, song tình trạng quá tải, ùn tắc tại sân bay này vẫn thường xuyên xảy ra.
Do đó, năm 2020 Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất nhằm giải quyết tình trạng quá tải sân bay này. Theo đó, nhà ga hành khách T3, công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ có tổng vốn đầu tư 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn của ACV, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian hoàn thành dự án sau 37 tháng kể từ ngày khởi công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, khảo sát dự án nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Đến nay, công tác chuẩn bị và phê duyệt dự án đã hoàn thành với các công đoạn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và tổ chức thực hiện các thủ tục rà phá bom mìn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án gặp một số vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án như việc bàn giao đất, giải phóng mặt bằng; bổ sung quy hoạch sử dụng đất... Cùng với đó, dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất kinh phí hơn 2000 tỷ đồng hoàn thành hồi tháng 4, nhưng do 12 ụ bê tông thuộc công trình quốc phòng trong sân bay nên ảnh hưởng tới hoạt động khai thác các máy bay cỡ lớn.
Sau khảo sát thực địa và nghe các bộ, ngành, đơn vị và TP Hồ Chí Minh báo cáo tình hình triển khai dự án, các vướng mắc phát sinh và đề xuất các hướng giải quyết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với việc xây mới Nhà ga T3 và các công trình liên quan trên tinh thần lưỡng dụng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến kiểm tra, khảo sát Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị và TP Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ, khẩn trương giải quyết các vướng mắc kể trên và những phát sinh nếu có; góp phần giải quyết tình trạng ách tắc, quá tải tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, tránh bức xúc cho nhân dân, nhất là sau đại dịch COVID-19 các hoạt động giao thương sẽ trở lại và tăng lên.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo chung thực hiện dự án; đồng thời giao Bộ Quốc phòng chủ trì, thực hiện các thủ tục giao đất, hoàn thành bàn giao đất trong tháng 7/2022, xử lý 12 ụ bê tông trong khu vực sân bay trong quý III/2022; Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, chỉ đạo triển khai dự án; TP Hồ Chí Minh hoàn thiện các quy hoạch, mở rộng kết nối sân bay với bên ngoài; Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thông báo, hướng dẫn thủ tục và các nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương để các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, khảo sát dự án nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
"Tất cả thủ tục phải được đẩy nhanh, trên tinh thần nhanh nhất, tiết kiệm nhất, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; chống tham nhũng, tiêu cực; không vì thủ tục hành chính gây ảnh hưởng đến phát triển; phấn đầu hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công trình trong quý III/2022", Thủ tướng nhấn mạnh.
Xe tang đưa thi thể ông Abe về nhà Thi thể ông Abe được đưa từ bệnh viện ở thành phố Nara trở về nhà tại thủ đô Tokyo trước sự chứng kiến của gia đình và báo giới. AP đưa tin một chiếc xe tang đã đưa thi thể cố Thủ tướng Abe từ bệnh viện trở về nhà ở thủ đô Tokyo trong ngày 9/7. Vợ ông Abe cũng có...